Hà Tĩnh: Gà, vịt chưa qua kiểm dịch vẫn “hiên ngang” vào chợ
Thứ bảy - 10/06/2017 03:36
Mặc dù nằm trên địa bàn của một tỉnh đang xảy ra dịch cúm gia cầm, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát cao nhưng các ngành chức năng ở thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) vẫn tỏ ra thiếu trách nhiệm trong công tác ngăn chặn dịch. Hàng ngàn con gia cầm không rõ nguồn gốc, không có dấu kiểm dịch vẫn được giết mổ, bày bán tại chợ Hồng Lĩnh một cách công khai…
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Chợ Hồng Lĩnh là trung tâm giao thương của người dân các huyện, thị xã nằm ở phía Bắc của tỉnh Hà Tĩnh như huyện Can Lộc, Đức Thọ, Nghi Xuân và thị xã Hồng Lĩnh. Riêng mặt hàng gia cầm và sản phẩm gia cầm, mỗi ngày có tới hàng ngàn con gà, vịt cùng với hàng chục ki-lô-gam nội tạng được bày bán tại khu chợ này. Chính vì vậy mà trong những thời điểm xảy ra dịch bệnh, đây được xem là một trong những địa điểm phát tán dịch đáng lo ngại của tỉnh Hà Tĩnh. Thế nhưng, khi dịch cúm gia cầm đang lan rộng và ngày càng khó kiểm soát thì tại chợ Hồng Lĩnh, gà vịt chưa qua kiểm dịch vẫn được các hộ kinh doanh công khai giết mổ, bày bán mà không gặp bất kỳ sự ngăn cản nào từ các cơ quan chức năng.
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Hàng ngàn con gà, vịt chưa qua kiểm dịch vẫn được bán ở chợ Hồng Lĩnh /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
Ngày 26/2, phóng viên Báo Bảo vệ pháp luật có mặt tại khu vực kinh doanh gia cầm của chợ Hồng Lĩnh. Tại đây, có hơn 20 chiếc lồng cỡ lớn với khoảng 1000 con gà, vịt được nhốt trong đó. Trên các quầy, hàng trăm con gà đã được làm thịt sẵn và đang chờ người tiêu dùng đến mua. Tất cả đều không có dấu kiểm dịch. Gà, vịt được giết mổ ngay trong chợ theo lối thủ công và nhân viên giết mổ thì hết sức chủ quan: không cần găng tay, không khẩu trang bảo vệ. Phân, phế phẩm cùng với nước thải từ việc giết mổ gia cầm được xả thẳng xuống cống. Hiển nhiên, những thứ này (rất có thể mang theo mầm dịch) sẽ theo dòng nước đổ về các con sông, ra ruộng đồng và… len lỏi vào khu chăn nuôi của các vùng lân cận. Trong suốt hơn 2 tiếng đồng hồ chứng kiến tại khu chợ này, mặc dù cố công quan sát nhưng chúng tôi vẫn không thấy sự xuất hiện của bất kỳ nhân viên thú y hay cán bộ quản lý thị trường nào. Gia cầm không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch vẫn được giết mổ, bày bán một cách ngang nhiên, và cùng với đó là nguy cơ mầm dịch sẽ theo chân người tiêu dùng phát tán đến nhiều địa phương khác. Khi chúng tôi bày tỏ sự lo ngại về nguy cơ lây lan dịch bệnh, một chủ kinh doanh gia cầm tại đây cho biết: “Không thấy cơ quan thú y đến kiểm dịch, cũng không có ai kiểm tra nên chị nghĩ là dịch cúm chưa lan đến đây…” Trao đổi với phóng viên, ông Phan Công Từ - Trưởng Ban quản lý chợ Hồng Lĩnh khẳng định rằng Ban quản lý chợ đã thường xuyên phối hợp với tổ lưu động của Trạm thú y thị xã Hồng Lĩnh để tiến hành kiểm tra, kiểm dịch đối với số gia cầm được giết mổ và bán trong khu vực chợ. Tuy nhiên, khi chúng tôi dẫn chứng về tình trạng gia cầm chưa qua kiểm dịch vẫn được bày bán tràn lan trong chợ thì ông Từ lại “đính chính” rằng: “Mấy ngày nay các vị bên thú y kiểm tra, kiểm dịch liên tục nhưng sáng nay không biết vì sao mà không thấy”!? Cũng trong ngày 26/2, chúng tôi liên lạc với ông Lê Văn Cầu – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học – kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi thuộc UBND thị xã Hồng Lĩnh, để tìm hiểu về nguyên nhân của sự buông lỏng công tác kiểm dịch trong thời điểm xảy ra dịch cúm gia cầm. Ông Lê Văn Cầu cho biết đang bận họp, và ông giới thiệu chúng tôi làm việc với một cán bộ cấp dưới, ở Trạm thú y thị xã Hồng Lĩnh (ở Hà Tĩnh, các trạm thú y trực thuộc Trung tâm Ứng dụng khoa học – kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi cấp huyện). Tuy nhiên, khi chúng tôi liên hệ với vị cán bộ thú y này thì cũng nhận được câu trả lời rằng “đang bận họp”.
Trong khi nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm đang hiện hữu thì công tác kiểm dịch, quản lý việc kinh doanh gia cầm tại thị xã Hồng Lĩnh lại bị buông lỏng một cách khó hiểu. Phải chăng, lực lượng cán bộ thú y nơi đây vì quá “bận họp” mà không có thời gian quan tâm đến công tác phòng dịch trên địa bàn?