Hà Tĩnh: Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư bến xe

Thứ tư - 07/06/2017 14:37
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng của ngành GT-VT, tỉnh Hà Tĩnh đang tiến hành chuyển đổi mô hình quản lý, hoạt động bến xe theo hình thức xã hội hóa đầu tư.

Thời gian qua, công tác xã hội hóa đầu tư bến xe ở tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn do hoạt động khai thác bến xe mang lại hiệu quả thấp, không hấp dẫn các nhà đầu tư. Mặt khác, do Hà Tĩnh có số tuyến vận tải và số lượng phương tiện khai thác tuyến cố định không nhiều với 61 tuyến và 220 xe khai thác tuyến cố định. Những khó khăn này đã khiến cho dịch vụ kinh doanh các ngành nghề khác cũng gặp phải nhiều bất cập dẫn đến nguồn thu ít, thu hồi vốn chậm.

Trước những khó khăn trên, trong cuộc họp về chuyển đổi mô hình quản lý, hoạt động bến xe theo hình thức xã hội hóa đầu tư và công tác chuẩn bị đưa Bến xe Hà Tĩnh vào khai thác, sử dụng, vấn đề xã hội hóa đầu tư bến xe đã được đưa ra bàn luận.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Võ Kim Cự, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhận định, việc xã hội hóa bến xe là chủ trương đúng, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng của ngành GT-VT. Để phù hợp với tốc độ phát triển và chiến lược phát triển đô thị, Hà Tĩnh cần phải mở rộng, không chỉ tập trung xây dựng trong nội thành.

Về việc Công ty CP Bến xe Hà Tĩnh đầu tư xây dựng bến xe Hà Tĩnh theo hình thức xã hội hóa, Chủ tịch Võ Kim Cự hoàn toàn đánh giá cao, đồng thời ông cũng yêu cầu công ty sớm hoàn thiện các hạng mục còn lại, đảm bảo an toàn kỹ thuật để đưa bến xe vào khai thác trong tháng 5 tới.

Ngoài ra, để hạng mục này sớm được thực hiện, ông Võ Kim Cự đã yêu cầu đơn vị phải hoàn thành các thủ tục theo quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động trước khi đưa bến đi vào hoạt động.

Bí thư kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự chủ trì cuộc họp

Đối với các ngành chức năng và địa phương liên quan, cần phải phối hợp xây dựng kế hoạch, tham mưu cho UBND tỉnh nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải. Xây dựng các danh mục bến xe trên địa bàn để tiếp tục kêu gọi đầu tư xã hội hóa.

Dự án đầu tư xây dựng bến xe Hà Tĩnh được UBND tỉnh phê duyệt vào tháng 11/2013, đạt tiêu chuẩn bến xe loại 2 với diện tích gần 20.000m 2 . Dự án nằm trên tuyến đường tránh TP Hà Tĩnh do Công ty CP bến xe Hà Tĩnh làm chủ đầu tư với tổng số vốn gần 100 tỷ đồng. Với mặt bằng và cơ sở vật chất hiện đại, bến xe đạt tiêu chuẩn loại 1 bao gồm: Kho vận chuyển, trung chuyển hàng hóa kết hợp với các dịch vụ bổ trợ khác.

Việc đưa bến xe mới vào khai thác (dự kiến ngày 19/5) sẽ giải quyết được vấn đề ùn tắc, gây mất trật tự ATGT, mất trật tự an toàn xã hội do bến xe trung tâm TP Hà Tĩnh hiện đang tọa lạc ngay trên tuyến phố Trần Phú ở giữa trung tâm thành phố.

Theo báo cáo của Sở Giao thông – Vận tải Hà Tĩnh, trên địa bàn tỉnh có 10 bến xe và đang sử dụng 49 cán bộ, công nhân viên. Hiện có 4 bến xe đạt tiêu chuẩn loại 4 (đủ tiêu chuẩn để khai thác các tuyến liên tỉnh từ 300km trở lên), 4 bến đạt loại 5, 1 bến đang xây dựng và 1 bến đã ngừng hoạt động. Trong đó, có 2 bến xe đã xã hội hóa là bến xe Tây Sơn, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) và bến xe Can Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) của Công ty TM-XD Thanh Cường. Tuy nhiên, bến xe Can Lộc sau khi được đầu tư xã hội hóa nhưng do nguồn thu không đủ bù đắp chi phí nên đã dừng hoạt động.

Theo Quốc Hoàn Nguoiduatin.vn

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây