Được biết khi xây dựng cảng, nhà thiết kế đã tính độ sâu của lạch nước từ ngoài khơi vào cảng khi thủy triều xuống là 4,1m và thủy triều lên có thể đón nhận tàu có trọng tải khoảng 1.000 tấn. Cho đến nay, sau hơn mười năm hoạt động, cảng cá chỉ đón nhận các loại tàu thuyền có trọng tải dưới 100 tấn và mỗi khi thủy triều xuống luồng lạch vào cảng cá gần như bị phù sa chắn ngang.
Một số ngư dân đang hoạt động tại cảng cho biết, 5 năm lại đây, lượng phù sa bồi đắp khá lớn gây trở ngại và khó khăn cho các tàu thuyền trong tỉnh và ngoại tỉnh mỗi khi cập bến, số tàu thuyền vào bến giảm gần 50% (so với năm 2012). Chất lượng sản phẩm của hải sản cũng kém dần do tàu thuyền phải ở ngoài khơi chờ thủy triều lên mới vào được, hoặc trung chuyển qua hàng các tàu cá nhỏ.
Nguyên nhân của khó khăn trở ngại đó phần lớn do ở thượng nguồn sông Cửa Sót bị chặn nguồn nước ngọt dùng cho sản xuất nông nghiệp (xây dựng Para Đò Điệm thời gian qua) nên lượng nước không đủ để đẩy phù sa ra ngoài. Thay vào đó là lượng cát được bồi đắp do sóng biển đẩy vào. Chính vì vậy hai năm trở lại đây, lượng phù sa đã bồi đắp thành một khối lớn ngăn chặn luồng, lạch của cảng cá. Mỗi khi thủy triều xuống thấp tạo thành một bãi cát dài mênh mông.
Từ năm 2011 đến nay, đã có nhiều công văn, báo cáo của Ban quản lý các cảng cá trình lên Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về tình trạng cạn kiệt luồng, lạch gây khó khăn cho việc ra vào của các thuyền cá cũng như việc trú ẩn của các tàu thuyền mỗi khi mùa mưa bão tới. Thế nhưng vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu về vấn đề nạo vét luồng, lạch. Trong lúc đó, lượng cát phù sa ngày một bồi cao, nguy cơ cảng cá dần bị xóa sổ và ngư dân ngày một thêm khó khăn.
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn