Gia Lai: Mía Krông Pa “đắng” hay ngọt?

Thứ bảy - 10/06/2017 08:11
Là một trong những loại cây trồng chủ yếu ở huyện nghèo Krông Pa (Gia Lai), cây mía chiếm diện tích lớn thứ ba sau cây mì, cây bắp, là cây trồng chủ lực, ổn định, năng suất cao, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo và có khả năng làm giàu cho người nông dân ở vùng đất bạc màu, thời tiết khắc nghiệt nhất tỉnh Gia Lai này.
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4


“Cứu cánh” xóa đói, giảm nghèo

Với tham vọng đưa cây mía trở thành cây trồng “cứu cánh” trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới cho bà con nông dân ở đây, đầu năm 2011, Công ty TNHH thương mại- chế biến nông lâm sản Đường Vạn Phát (gọi tắt là Vạn Phát) do bà Bùi Thị Quy làm giám đốc, có nhà máy với dây chuyền thiết bị hiện đại về ép mía, sản xuất các sản phẩm từ cây mía ở huyện Sơn Hòa (Phú Yên) đã quyết định mở rộng vùng nguyên liệu mía lên huyện giáp ranh là Krông Pa của tỉnh Gia Lai.

Sau 4 năm, từ diện tích ban đầu khiêm tốn chỉ 20 ha, với chính sách lấy người nông dân làm chủ, ưu tiên đầu tư, mạnh dạn hỗ trợ vốn, khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng, tăng diện tích trồng mía nguyên liệu, đến nay vùng mía nguyên liệu của Vạn Phát đã phát triển hơn 1.000 ha, với gần 400 hộ nông dân ký hợp đồng trồng mía nguyên liệu cho Vạn Phát, hộ ít nhất cũng đạt diện tích 2 ha, hộ nhiều hơn 20ha.

Để người nông dân thực sự yên tâm trồng mía, ngoài những ưu đãi về vốn đầu tư, kỹ thuật, phân bón… công ty Vạn Phát còn chủ động ký hợp đồng ràng buộc trách nhiệm với người nông dân, cam kết bao tiêu 100% sản phẩm mía mà các hộ dân trồng được. Công ty Vạn Phát còn để các hộ dân ký hợp đồng đầu tư với công ty được toàn quyền chọn giống, chọn nguồn cung cấp giống, cũng như phân bón… phía công ty sẽ có nghĩa vụ đứng ra thanh toán tiền giống, tiền phân bón, kể cả chi phí vận chuyển cho các hộ dân khi có biên bản giao nhận giữa người dân mua và người dân bán. Trường hợp nguồn cung cấp mía giống không đạt yêu cầu thì các hộ dân có quyền không nhận.

Mía nguyên liệu của nhà máy Đường Vạn Phát phát triển xanh tốt trên vùng đất mới Krông Pa

“Nhằm kiểm soát đầu tư, đảm bảo cho bà con nông dân sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, công ty chúng tôi đầu tư giống, tiền mặt, phân bón cho bà con theo từng giai đoạn, đáp ứng cụ thể nhu cầu chăm sóc cây mía, chứ không đầu tư trọn gói một lần”- Giám đốc Bùi Thị Quy cho biết. Theo bà Quy, thì nguồn vốn đầu tư ở Krông Pa nhiều hơn, cao hơn mức đầu tư ở những nơi khác. “Kể cả so với các nhà máy đường khác cũng cao hơn. Bởi đây là vùng đất có khí hậu, thời tiết cực kỳ khắc nghiệt, lại là vùng đất mới của cây mía, người dân cũng bắt đầu làm quen với cây mía, bắt đầu trồng mía nên công ty ưu tiên quan tâm đặc biệt để phát triển”- Bà Quy nói.

Lấy ví dụ cụ thể: Ở Sơn Hòa (Phú Yên), công ty chỉ đầu tư ở mức 10 triệu đồng/ha, nhưng trung bình mỗi hộ dân trồng mía ở Krông Pa (giáp ranh với Sơn Hòa), công ty đầu tư trên 40 triệu đồng/ha.

Con số đầu tư gấp 4 lần này, cho thấy định hướng của công ty Vạn Phát phát triển mở rộng vùng nguyên liệu mía ở vùng đất khô cằn, khắc nghiệt phía Đông tỉnh Gia Lai này, với tham vọng giúp người dân xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu bằng cây mía như những vùng trồng mía nguyên liệu khác cho công ty Vạn Phát. Và chính sách này đã  rất hợp lòng dân cũng như đáp ứng mong muốn của chính quyền địa phương trong kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao, đảm bảo đời sống ổn định cho nông dân trên địa bàn.

Gặp khó vì nông dân vi phạm cam kết

Trong khi hầu hết các hộ nông dân trồng mía cho Công ty Vạn Phát một lòng ủng hộ công ty, sau vụ mùa đều thực hiện đúng hợp đồng đầu tư đã ký kết với công ty, thì vẫn còn một số hộ đi ngược lại với cam kết, không những không bán mía cho công ty, mà khi bán mía cho thương lái khác rồi cũng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ số tiền đã nhận đầu tư của công ty Vạn Phát.

 “Việc một số hộ dân đốn mía, bán cho thương lái khác, dẫu vi phạm cam kết trong hợp đồng, chúng tôi cũng không trách, không truy xét trách nhiệm dân sự, bởi với một số hộ nông dân thiếu hiểu biết, không có ân tình, lợi nhuận đã làm họ mờ mắt. Tuy nhiên, việc bán mía cho nhà máy đường  khác với giá cao hơn, có lợi hơn nhưng không trả lại số tiền mà công ty chúng tôi đã đầu tư thì không thể chấp nhận được. Nhất là khi chúng tôi đã ưu đãi đầu tư, hỗ trợ vốn cho người dân, thì người dân cần phải thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng. Nếu không, bắt buộc chúng tôi phải khởi kiện ra Tòa án để đòi lại số tiền đầu tư đã bỏ ra. Bởi đến nay chúng tôi vẫn còn hơn 8 tỷ tiền đầu tư chưa thu hồi được”- Bà Quy cho biết.

Xung quanh vụ việc này, Tòa án 2 cấp ở Gia Lai đã thụ lý và đưa tranh chấp ra xét xử công khai, tuyên 3 hộ dân: Huỳnh Bá Xuân, Kpă Bin ở xã Ia Mlăh và Nguyễn Văn Hoàng ở Thị trấn Phú Túc phải có nghĩa vụ trả cho công ty Vạn Phát số tiền đầu tư cả gốc và lãi, cùng với số tiền phạt vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Nói rõ hơn về những tranh chấp, ông Trương Đức Huy- Trưởng phòng nguyên liệu của Vạn Phát cho biết: Theo kế hoạch sản xuất, niên vụ 2012- 2013 công ty đã phát lệnh đốn chặt theo kế hoạch, do đó bắt buộc phải cho xe vào vận chuyển mía về nhà máy để đáp ứng yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên, hộ ông Xuân, ông Kpă Bin… đã tự ý chặt mía bán cho thương lái khác với giá cao hơn. Khi chúng tôi cho người vào lập biên bản về hành vi vi phạm hợp đồng, đồng thời cho xe của công ty vào chở mía thì những hộ này đã có hành động ngăn cản, hăm dọa, dùng ná bắn tài xế…

Các hộ nông dân trồng mía đang trao đổi với Giám đốc Bùi Thị Quy về kế hoạch thu mua mía vụ mùa sắp tới

Về dư luận cho rằng công ty Vạn Phát “không xóa được đói”, chỉ “tăng nghèo”, rồi thì “bần cùng hóa nông dân”, hay cho rằng “nông dân trắng tay vì gặp doanh nghiệp dỏm”… ông Huy khẳng định đấy chỉ là những thông tin phiến diện, một chiều, là thông tin bịa đặt, từ những hộ nông dân là bị đơn trong vụ kiện tranh chấp hợp đồng đầu tư mà Công ty Vạn Phát là nguyên đơn, đã được Tòa án sơ thẩm, phúc thẩm xét xử công bằng, khách quan.

Sự thật “ngọt” lòng dân

Để kiểm chứng và hiểu rõ hơn mía Krông Pa “đắng” hay ngọt, PV đã đi tìm hiểu và được lắng nghe những tâm sự rất thật lòng của những hộ nông dân tiêu biểu, đại diện cho hàng trăm hộ nông dân đang yên tâm trồng mía nguyên liệu cho Công ty Vạn Phát.

Dẫn chúng tôi đi xuyên qua rẫy mía đang lên xanh tốt, báo hiệu thêm một mùa mía ngọt, nông dân Phan Văn Tiếp, 56 tuổi, người quê gốc Hà Tĩnh phấn khởi cho biết “Trước đây gia đình tui trồng hết cây mì, qua cây điều, cây thuốc lá… bao nhiêu năm như vậy nhưng cuộc sống vẫn cứ bập bênh, thu nhập không ổn định, cuộc sống chỉ đủ mức cầm cự qua từng năm, nhưng từ khi chuyển hướng trồng mía cho Công ty Vạn Phát, thì cuộc sống ổn định, thu nhập năm sau cao hơn năm trước…”.

Nói thêm về chính sách của công ty Vạn Phát đối với người nông dân, ông Tiếp khẳng định “Bà Quy làm ăn bài bản lắm. Năm đầu mới lên, mặc dầu biết chúng tôi là nông dân đầu tiên tiếp xúc với cây mía, nhưng bà ấy vẫn mạo hiểm đầu tư giống, vốn liếng, kỹ thuật… cho chúng tôi. Mà đầu tư nhiều chứ có phải ít mô. Lại ký hợp đồng với điều khoản rõ ràng. Ai thiếu vốn thì bà hỗ trợ cho vay, sản phẩm làm ra đến đâu bà thu mua đến đó…”.

Được mệnh danh là “đại gia”, nông dân Đặng Thị Xuân Hương- Đỗ Ngọc Tâm ở xã Ia Rsai cũng bao năm mở rộng diện tích trồng mía nguyên liệu cho Vạn Phát, đến nay không những có thu nhập khá, không cần phải nhận tiền hỗ trợ của Vạn Phát nữa, mà ngược lại, đã có tiền cho công ty vay  để hỗ trợ vốn cho những hộ nông dân còn khó khăn. Ngay tại xã Ia Mlăh, nông dân Lê Duy Hướng cũng trở thành một tiêu biểu cho điển hình có thu nhập khá từ khi nhận đầu tư trồng mía nguyên liệu cho công ty Vạn Phát…

Phát biểu tại Hội nghị khách hàng đầu tư vùng nguyên liệu Krông Pa, cả ông Ksor Sơn- Phó Chủ tịch Thị trấn Phú Túc và ông Ksor Blú- Chủ tịch UBND xã Chư Ngọc, 02 trong những vùng nguyên liệu của công ty Vạn Phát đã dành cho nông dân trên địa bàn, đồng thời khuyến khích nông dân trên địa bàn mạnh dạn trồng mía, mở rộng diện tích đầu tư, để năng suất năm sau cao hơn năm trước, có thu nhập ổn định và vươn lên khá, giàu từ cây mía.

Về phía chính quyền địa phương, ông Tạ Chí Khanh- Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pa cũng đánh giá cao hiệu quả mở rộng vùng nguyên liệu và chính sách đầu tư của Công ty Vạn Phát, khi năm đầu tiên lên đầu tư vùng nguyên liệu chỉ có 20 ha, năm 2011 đã phát triển gấp 8 lần là 160 ha, đến năm 2012 phát triển gấp 30 lần, xấp xỉ 750 ha với 280 hộ trồng mía. Riêng niên vụ 2013-2014 sản lượng ước đạt gần 50 ngàn tấn, năng suất đạt 50 tấn/ha. “Hiện nay vùng nguyên liệu ở Krông Pa là 3.000 ha, quy hoạch chung cho các nhà máy. Dự kiến công ty Vạn Phát phát triển được 1.200 ha. Chúng tôi nhận định công ty có đủ điều kiện đầu tư, cơ hội phát triển mở rộng vùng nguyên liệu hơn nữa và chúng tôi tin tưởng công ty đầu tư đúng định hướng, đáp ứng tốt quyền lợi của nông dân như thời gian qua, tạo được điều niềm tin ngày càng cao hơn với nông dân”- ông Khanh nói.

Chúng tôi rời Krông Pa khi mặt trời đã đứng bóng, nhìn những rẫy mía xanh ngút tầm mắt, thân mía mập mạp, căng mọng cao quá đầu người, chợt lòng thấy mát dịu. Dư vị “đắng” khi tiếp xúc với dư luận ban đầu đã tan biến đâu mất, chỉ còn đọng lại hiện thực Krông Pa đang vào mùa mía ngọt!


Theo Bảo vệ pháp luật
st1\:*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây