Mangan, thu nhập và việc làm - "bao giờ cho đến ...ngày xưa"? |
“Nền móng” vững chắc được xây dựng trong nhiều năm không tạo thành “bệ phóng” cho những thành công nối tiếp, trái lại con đường phát triển của DN đang trên đà tuột dốc và “chốt” lại ở con số lỗ với 2,6 tỷ đồng trong năm 2011. Dù đã tiên lượng được những khó khăn vướng mắc trong năm nên ngay từ đầu năm kế hoạch được đặt ra có phần giảm với sản lượng khai thác là 27.500 tấn nhưng thật đáng buồn sản lượng trong năm cũng chỉ đạt 17.957 tấn. Nguyên nhân được xác đinh là do moong mỏ bị cạn kiệt do quá trình khai thác. Bên cạnh đó là thị trường bị rớt giá một cách ảm đạm, DN phải trích lập quỹ dự phòng với số tiền 1,1 tỷ đồng. Trong khi đó, DN lại phải gánh trên vai môt khoản nợ ‘khủng” trước đó đã lên đến 13,6 tỷ đồng. Cho đến nay số nợ tăng lên khoảng 14 tỷ đồng.
Yếu tố thuận lợi nhất trong năm 2011 được coi là việc xuất khẩu khoáng sản vẫn diễn ra bình thường. Nhưng đến năm 2012 cơ hội này không còn mà “gió đã xoay chiều” khi ngày 9/1/2012 Chính phủ ra Chỉ thị số 02 về việc: Cấm xuất khẩu khoáng sản, trong đó có mangan. Khó khăn cứ thế chông chất và kéo dài đến hết năm 2012. Lượng hàng tồn kho bị ứ đọng khoảng 35.000 tấn tương đương 42 tỷ đồng. Nhưng chưa phải là tất cả mà nan giải nhất là dù bị rớt giá nhưng thị trường nội địa vẫn không thể tiêu thụ được. Trong khi đó, giá cả “đầu vào” tăng chóng mặt. Nợ ngân hàng, nợ các khoản bảo hiểm, nợ thuế là những điệp khúc quen thuộc cứ lặp đi lặp lại khiến DN đắm chìm trong xòng xoáy tuyệt vọng.
Niềm tự hào của Mitraco về một thời trong quá khứ đã không tồn tại, năm 2012 khép lại Cty CP Mangan rơi tuột xuống “đáy” vực với khoản lỗ khổng lồ lên đến 6,5 tỷ đồng khiến nhiều người lo ngại cho rằng: Phải chăng là công tác tổ chức sản xuất và điều hành của ban lãnh đạo có vấn đề?. Nếu nhìn vào con số lỗ thì không thể phủ nhận nỗi băn khoăn này. Thực tế khó khăn trong phát triển kinh tế giai đoạn hiện nay chẳng cần nói nhiều hẳn ai cũng biết. Nhưng công bằng hơn thì bên cạnh những chỉ tiêu “đáng thất vọng” vẫn còn nhiều mảng sáng lộ ra mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu được rằng “đoạn trường ai có qua cầu mới hay” . Đó là nhiều giải pháp đồng bộ đã được triển khai nhằm đối phó với cơn “bĩ cực” công ty đề ra. Giàm các ca làm việc, đồng thời kiện toàn lại bộ máy sản xuất hợp lý nhằm đối phó với tình trạng ít việc làm trong khuôn khổ luật định cho phép; đồng thời tiết kiệm tối đa các chi phí không đáng có để hạ giá thành sản phẩm. Giám đốc Tuấn cho rằng “Năm 2012 các chi phí sản xuất giảm xuống từ 15-20% so với năm 2011”.
Những nỗ lực tháo gỡ trong "cơn bĩ cực" |
Tất nhiên trong nỗ lực tìm giải pháp thích hợp đối phó với tình hình còn có sự “hà hơi tiếp sức” của Mitraco trong việc hỗ trọ nguồn vốn cho vay không lãi và lãi suất thấp. Bởi vậy, cho đến nay đội ngũ lao động giảm từ 300 người xuống chỉ còn 160 người. Đương nhiên là thu nhập của người lao động cũng tăng từ 2.600.000đồng/người/tháng (năm 2011) lên 2.800.000đồng/người/tháng năm 2012. Hơn thế là nguồn vốn vay ngân hàng giảm xuống từ 4,9 tỷ đồng năm 2011 nay chỉ còn 1,9 tỷ đồng.
Đặc biệt thông tin Chính phủ chủ trương cho phép xuất khẩu lại khoáng sản khiến những người trong cuộc cảm thấy vui hơn bao giờ hết. Tiêu thụ được lượng hàng tồn kho và có vốn sẽ là điều kiện lý tưởng để Công ty đặt mục tiêu phấn đấu năm 2013 sẽ là: Sản lượng đạt 20.500 tấn, doanh thu 25 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt từ 3-3,2 triệu đồng. Có thể câu hỏi: Bao giờ cho đến ngày xưa vẫn còn hiện hữu và luôn là điều trăn trở không nguôi, nhưng trong SXKD thì ranh giới giữa lời và lỗ chỉ là một khoảng cách mong manh. Và thực tế cũng đã chứng minh bằng sự hoán đổi vị trí của DN từ cao nhất đến thấp nhất. Vấn đề là bài học được rút ra sau mỗi lần vấp ngã để tự mình đứng lên mới thể hiện được bản lĩnh và quyết tâm của DN mà thôi!
Theo Báo Hà Tĩnh
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn