Đó là Đại hội cổ đông thường niên của ngân hàng thương mại Sài Gòn Hà Nội (SHB) – do ông Đỗ Quang Hiển làm Chủ tịch HĐQT.
Câu chuyện nóng vẫn là nợ xấu, theo báo cáo thì tính đến hết năm 2012, dư nợ Vinashin tại SHB còn 4.004 tỷ đồng, chiếm hơn 44% tổng nợ quá hạn của ngân hàng này. Phần lớn số tiền trên do các khoản vay của Habubank trước khi sáp nhập.
Điều mà ông Hiền chưa bao giờ chia sẻ với cầu thủ, nhưng trong cuộc gặp với Hội đồng quản trị, ông kể về cái khổ của mình rằng: “Gần như ngày nào cũng 11,12h đêm mới về ăn tối. Trưa có hôm họp xử lý nợ xấu đến 1, 2h trưa, ăn trưa luôn bằng mỳ tôm. Thậm chí, những ngày họp ở Bianfishco còn được ăn bánh mỳ dây chun, ăn thấy dai còn tưởng thịt”. Có người còn đùa rằng từ đầu năm ông Hiển sang Mỹ nhiều để bán cá!
Bầu Hiển rất vất vả để kiếm tiền nuôi các đội bóng. (Ảnh: Lâm Thỏa) |
Thế nên, cũng không quá khó để nhận ra mức đầu tư của T&T cho bóng đá cả Hà Nội T&T lẫn SHB. Đà Nẵng là rất thấp. Riêng Hà Nội T&T bước vào mùa giải này chỉ có hợp đồng với Thành Lương gọi là có tiếng, còn đa số tái ký hợp đồng với mức lương giảm đi rõ rệt.
Bởi vậy, các cầu thủ Hà Nội T&T đã bớt tư tưởng đòi hỏi, họ chơi bóng và làm việc có những mục đích rõ ràng hơn, trong đó có mục đích vì ông chủ của họ – người vất vả kiếm tiền cho tập đoàn và cho đội bóng.
Trận đấu trên sân Hàng Đẫy với SLNA, cầu thủ Hà Nội T&T làm được cái việc là khiến bầu Hiển cười híp mắt, hơn nữa đã từ rất lâu rồi các cầu thủ Hà Nội T&T kiếm được tiền từ sân bóng, kiếm được tiền từ quầy bán vé.
600 triệu đồng không phải là con số quá lớn, đôi khi chỉ bằng tiền thưởng nhưng nó là bước ngoặt trong nhận thức với mỗi cầu thủ: “Cứ chơi hay, chơi tốt, chơi nhiệt tình là sẽ có tiền”.
"Mỏ" tiền của bóng đá Việt Nam chính là khán giả. (Ảnh: Lâm Thỏa) |
Tất nhiên cũng phải nói rằng số tiền ấy có được phần lớn là do sự cuồng nhiệt của người hâm mộ Nghệ An chứ không phải CĐV Hà Nội T&T, song rõ ràng bên cạnh “cái mỏ” là túi tiền của các ông chủ, mỗi đội bóng phải khai thác chính là “cái mỏ” – túi tiền người hâm mộ. Để làm được điều ấy thì mỗi trận bóng phải có cái giá tương xứng với giá tiền mà mỗi CĐV bỏ ra mua vé.
Tín hiệu vui bay lên tiếp từ các sân: Đồng Nai, Ninh Bình, Thanh Hóa, Vinh, Lạch Tray và bây giờ là sân Hà Nội. Khán giả đã tới sân đông hơn, khí thế hơn.
Trong khi các ông chủ vẫn đang rất đau đầu với vô số các vấn đề liên quan tới tài chính thì các đội bóng tìm ra cách để thoát khỏi hình ảnh là món nợ xấu.
Nhìn vào làn sóng người ở sân Hàng Đẫy thì thấy ngay: Tiền là đây chứ đâu. Vấn đề của bóng đá là có tiếp tục xứng đáng với nó hay không?
Theo Thể thao 24h
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn