“Đó là khoản tiền mà những người đã thiệt mạng được trả… và đây gọi là “lao động nô lệ”.
Lễ tang tập thể cho những nạn nhân không có người thân nhận về
Hôm qua, hàng trăm người đã có mặt tại lễ tang Hồi giáo truyền thống để tiễn đưa 34 nạn nhân mà thi thể họ biến dạng hoặc phân hủy quá mức nên người thân không thể nhận ra.
Cảnh sát vừa cho biết số người thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà 8 tầng đã lên tới 410 người.
Nghĩa trang nơi mai táng các nạn nhân vô danh còn được đào thêm nhiều hàng huyệt, vì chính quyền cho rằng trong vài ngày tới còn có nhiều thi thể khác không thể nhận diện cần được chôn cất.
Rất đông người đến đưa tiễn những nạn nhân xấu số
Năm xưởng may đang hoạt động tại Rana Plaza được xây dựng trái phép vào thời điểm tòa nhà đổ sập vào tuần trước, 5 tháng sau vụ hỏa hoạn kinh hoàng khiến 112 người thiệt mạng tại một xưởng may khác. Tai nạn thảm khốc liên tiếp phơi bày điều kiện làm việc tồi tệ mà công nhân ngành dệt may ở Bangladesh đang phải chịu đựng. Những xưởng may này đang cung cấp quần áo cho nhiều nhà bán lẻ châu Âu và Mỹ.
Người ta đào thêm nhiều hàng mộ vì sợ sẽ có thêm nhiều nạn nhân vô danh
Các quan chức châu Âu đang xem xét biện pháp thương mại, như thay đổi chế độ miễn thuế, miễn hạn ngạch cho Bangladesh vào thị trường châu Âu hoặc tạo ra cơ chế quản lý chịu trách nhiệm cao hơn trong ngành dệt may của nước này.
Trong ngày Quốc tế lao động 1/5, hàng loạt công nhân tổ chức biểu tình ở khu vực trung tâm thủ đô Dhaka để đòi cải thiện điều kiện lao động và kết án tử hình đối với chủ tòa nhà.
Các thi thể vô danh được chở đến nghĩa trang bằng xe tải
Giáo hoàng gọi công nhân trong những xưởng may ở Bangladesh là "lao động nô lệ"
Chủ tòa nhà bị sập tuần trước đang mặc áo giáp và đội mũ cảnh sát khi bị dẫn giải từ tòa án Bangladesh hôm qua
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn