Vụ chợ mọc trái phép trên đất Mẹ Việt Nam anh hùng ở Hà Tĩnh: Chợ dời đi sẽ trả lại đất?! (kỳ 3)

Thứ năm - 14/06/2018 06:53
Những lời nói nhằm trấn an người nhà, con cháu của Mẹ Việt Nam anh hùng là điều bất thường hay động cơ lạ của cán bộ địa chính xã Cẩm Lĩnh.

Như Thương hiệu & Pháp luật đã đăng tải thông tin bài viết, Chợ cóc 'mọc' trái phép trên đất của bà mẹ Việt Nam anh hùng ở Hà Tĩnh. Ngay sau khi đăng tải, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có chỉ đạo yêu cầu làm rõ vấn đề báo chí phản ánh.

Để có những thông tin khách quan, đa chiều, PV Thương hiệu & Pháp luật đã tìm tới những người lão thành cách mạng, người cao tuổi trong thôn 1 (xã Cẩm Lĩnh, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) để lấy ý kiến, xác minh.

IMG_1454
Ông Trần Xuân Tưởng -Cán bộ địa chính xã (ảnh ô vuông màu đỏ) đã nhiều lần xác nhận với người nhà ông Chuyn là lúc nào chợ chuyển đi sẽ trả lại đất cho gia đình.

Cụ Trần Xuân Bứ (90 tuổi) với bộ mặt não nùng nói: “Tôi sinh ra và lớn lên tại địa phương. Cái chợ đang hoạt động tại khu cây Bàng là mảnh đất của cố Khoăng (mẹ ông Chuyn). Mảnh đất này được gia đình cố Khoăng sử dụng trước năm 1970”.

Ông Nguyễn Xuân Tẻo (75 tuổi, là một cựu chiến binh) cho hay: “Trước đây, nhân dân thôn 1 không có chợ để họp nên lãnh đạo thôn mượn đã mảnh đất của cố Khoăng để làm nơi giao thương hàng hóa. Việc làm này nhằm để cho người dân trong thôn không phải đi giao dịch hàng hóa ở nơi xa.

Người cựu chiến binh nói những lời tha thiết rằng: “Mảnh đất do ông bà cố Khoăng trồng cây xi lau từ trước năm 1970. Năm 2000, thấy gia đình chưa sử dụng mảnh đất nên thôn mượn để làm nơi giao thương hàng hóa. Lúc mượn, không có giấy tờ và chợ này được coi là tự phát”.

Ghi nhận của PV Thương hiệu & Pháp luật, trên mảnh đất gần 200m2 là là một hình ảnh xấu xí, bẩn thỉu, hôi hám mà người dân nơi đây thường gọi là 'chợ tạm cây Bàng'. Mảnh đất được bao bọc, nằm lặng lẽ xung quanh bức tường rào được xây dựng kiên cố, trên phần đất này là các cọc gỗ dựng tạm.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, bức tường rào này do gia đình ông Chuyn xây dựng từ lâu và không hề có sự can thiệp nào của cơ quan chức năng huyện Cẩm Xuyên và xã Cẩm Lĩnh.

Khi đưa chúng tôi tới mục sở thị, ông Chuyn nhìn mảnh đất một cách đau đớn rồi cố nhặt thêm mẩu đất, thứ thiêng liêng nhất của mẹ mình để lại và nước mắt chảy qua gò má, cúi gặm xuống nói: “Trời ơi, mượn đất xong chiếm luôn là sao".

Nước mắt cứ rơi của ông thể hiện sự mệt mỏi khi ở cái tuổi xưa nay hiếm phải rong ruổi gõ cửa cơ quan chức năng để lấy lại thứ thiêng liêng nhất của mẹ mình. Đáng lẽ, ở tuổi ông phải ở nhà để con cháu chăm lo, phụng dưỡng thì hằng ngày ông trông ngóng câu trả lời thỏa đáng của UBND xã Cẩm Lĩnh.

Ông Chuyn cho biết: “Khi tôi mang đơn lên UBND xã để xin xác nhận quyền sử dụng đất, tại đây ông Trần Đình Lam – Chủ tịch UBND xã và ông Trần Xuân Tưởng – Cán bộ địa chính xã đã trả lời là, khi nào chợ dời đi thì trả lại đất ông”.

Một điều đáng ngạc nhiên, bất ngờ và được xem là động cơ ‘lạ’ của cán bộ địa chính xã Cẩm Lĩnh. Cụ thể, theo người bà Mẹ Việt Nam anh hùng cho biết: “ông Trần Xuân Tưởng gặp chúng tôi ở đâu là vị cán bộ địa chính xác nhận mảnh đất (chợ cóc đang tồn tại-PV) thuộc sở hữu của gia đình”.

Thậm chí, ông Trần Xuân Tưởng còn nói rằng: “Cứ yên tâm, sau khi chợ dời đi sẽ trả lại đất cho gia đình. Khi đó cũng không cần làm việc qua ông Chuyn nữa mà làm trực tiếp với con, cháu của ông”.

Những lời nói nhằm trấn an với người nhà ông Chuyn chắc như đinh đóng cột của cán bộ địa chính. Thế nhưng, tại các buổi làm việc do UBND xã tổ chức thì vị cán bộ địa chính này im lặng một cách lạnh lùng.

IMG_1649
Theo tờ bản đồ 299, do cán bộ địa chính xã Cẩm Lĩnh cung cấp thể hiện rõ thửa đất. Thế nhưng, vị cán bộ này đổ lỗi cho việc mất hết sổ mục kê nên không rõ.

Không dừng lại đó, mới đây vào ngày 3/6 (tức ngày Chủ nhật), vị Cán bộ địa chính dẫn theo bà Trần Thị Thắm - cán bộ tư pháp xã xuống tại nhà của ông Tẻo để làm việc. Theo ông Tẻo đây là một điều khó hiểu, bất thường của những người cán bộ xã, bởi vì ông không hề nhận được thông báo, giấy mời, giấy hẹn nào từ phía chính quyền sở tại.

Xin nhắc lại, ngày 3/6 là ngày chủ nhật và ngày nghỉ của cơ quan nhà nước. Phải chăng, những người cán bộ UBND xã Cẩm Lĩnh đang thật sự gần dân, sâu sát, lo lắng tới đời sống nhân dân và không hề có vụ lợi hoặc có động cơ nào khác?

Có lẽ rằng, đã đến lúc UBND huyện Cẩm Xuyên cần xem xét năng lực, động cơ cũng trách nhiệm của những vị "công bộc" xã Cẩm Lĩnh.

Thương hiệu & Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin.

Tác giả bài viết: Uy Vũ

Nguồn tin: Thương hiệu & pháp luật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây