Phía công an đang xác minh, còn việc đã triệu tập những ai để làm việc thì tôi không nắm được”, ông Lê Đình Đức cho hay.
Về thông tin “bảo kê” máy gặt lúa, ông Đức cho hay hiện chưa phát hiện được đối tượng bảo kê, mà chỉ có hiện tượng người dân thỏa thuận nộp thêm 10-20 nghìn/sào. “Giá máy gặt hiện đã thu đúng 160 nghìn sào trở lại, còn tại thôn thì đã gặt xong từ hôm qua. Dân họ muốn nhanh gặt cho xong ruộng”, ông Đức nói.
Trao đổi với PV, ông Trần Đình Gia - Bí thư huyện ủy Kỳ Anh cho biết: “Ruộng ở Kỳ Xuân sâu, thấp trũng, diện tích ít, nhưng mức thu 160 nghìn/sào ở Kỳ Xuân cũng đã cao hơn so với các xã khác. Một số xã trên địa bàn chỉ thu 130 nghìn/sào. Còn về việc có bảo kê hay không, chúng tôi đã giao cho Công an huyện vào cuộc điều tra, làm rõ. Quan điểm của chúng tôi là xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền lợi nông dân”- ông Gia nói.
Một người dân trên địa bàn cho hay, rất khó bắt, xử lý đối tượng bảo kê vì những đối tượng này không xuất đầu lộ diện mà chỉ đạo từ xa, đe dọa, ép các chủ máy gặt. Những đối tượng này hầu hết đã có tiền án tiền sự, đầu trộm đuôi cướp. Còn các chủ máy gặt vì từ tỉnh khác đến, thân cô thế cô nên thường phải chọn cách đáp ứng yêu sách của chúng để được yên ổn làm ăn.
Tác giả bài viết: QUANG ĐẠI-TRẦN TUẤN
Nguồn tin: Báo Lao động
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn