Mắc sai lầm khi dùng urgo cầm máu cho con, 2 ngày sau gia đình vội đưa bé tới viện

Thứ năm - 03/01/2019 20:13
Miếng dán urgo luôn có mặt trong hầu hết các gia đinh vì sự tiện lợi. Nhiều người thậm chí còn luôn mang sẵn miếng urgo để đề phòng khi bị thương. Tuy nhiên mới đây trường hợp một bé gái 4 tuổi gặp “họa” chỉ vì miếng urgo khiến nhiều người phải giật mình xem lại cách sử dụng.

Gần đây, bệnh viện ở Tô Châu, Trung Quốc đã tiếp nhận một bé gái 4 tuổi tên Văn Văn nhập viện trong tình trạng ngón tay trái đen sì và có dấu hiệu hoại tử. Sau khi kiểm tra, bác sĩ Đặng Ngụy nhận định ngón tay của cô bé không thể cứu chữa, buộc phải cắt bỏ.

Điều đáng ngạc nhiên là nguyên nhân khiến cho bé gái bị hoại tử ngón tay chỉ đơn giản là một vết thương rất nhỏ nhưng không được xử lý đúng cách, dẫn tới lưu thông máu kém, cuối cùng bị hoại tử.

Người bà đi cùng bệnh nhi nói với bác sĩ, khoảng 10 ngày trước, ngón giữa của Văn Văn bị thương, nên gia đình đã lấy miếng dán urgo băng lại để cầm máu. Sau 2 ngày dán, khi mở miếng băng ra thì phát hiện đầu ngón tay của bé đã chuyển sang màu đen nên nhanh chóng được đưa tới bệnh viện.

Mắc sai lầm khi dùng urgo cầm máu cho con, 2 ngày sau gia đình vội đưa bé tới viện - 1

Bác sĩ Đặng Duy cũng cho biết hiện tại họ phải xem xét liệu vết thương của Văn Văn có bị nhiễm trùng hay không. Nếu vết thương không bị nhiễm khuẩn, nguy cơ bị mở rộng vết thương không có mới có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ và có thể cần cắt ít nhất 2 đốt ngón tay. Tuy nhiên nếu vết thương đã bị nhiễm trùng, việc điều trị sẽ khó khăn hơn, có thể phải mở rộng phạm vi phẫu thuật.

Bác sĩ Đặng cũng cho biết đây không phải lần đầu tiên bệnh viện tiếp nhận trường hợp như bé Văn Văn. Tuy nhiên bác sĩ cũng giải thích những tai nạn như vậy không phải do băng urgo có vấn đề mà ở cách mọi người sử dụng không đúng.

“Chắc chắn khi băng vết thương, gia đình bé đã băng quá chặt khiến máu không chảy được đến ngón tay nên mới gây ra hoại tử”, bác sĩ Đặng Duy nói. Về vấn đề này, bà của Văn Văn cũng xác nhận để ngăn cho miếng urgo không bị rơi ra nên đã buộc thêm một miếng vải nữa cho chặt.

Bác sĩ Đặng cảnh báo sau khi bị thương, ngón tay sẽ hơi sưng và gây đau nhưng việc băng quá chặt sẽ làm giảm lưu lượng máu và gây ra hoại tử. Người lớn có thể nhận thấy sự khó chịu khi tay sưng nhưng với một đứa trẻ sẽ chưa nhận thức được sự nguy hiểm.

“Chúng tôi không khuyến khích sử dụng băng urgo cho trẻ em, đặc biệt là ở ngón tay và ngón chân”, bác sĩ Đặng khuyên. Để xử lý những vết thương nhỏ, mọi người có thể dùng băng gạc để quấn nhẹ quanh nó và khi thấy máu ngừng thì nên tháo ra. Chú ý khủ trùng vết thương 3 lần một ngày. Nên hạn chế để vết thương tiếp xúc với nước nếu không sẽ ảnh hưởng đến tốc độ lành vết thương. Nếu là vết thương lớn thì phải đến bệnh viện xử lý.

Không sử dụng băng urgo cho 4 loại vết thương này

Băng urgo thường chỉ được sử dụng cho các vết thương nhỏ có thể cầm máu mà không cần khâu vết thương. Các loại vết thương sau đây không thể được sử dụng với băng urgo.

Mắc sai lầm khi dùng urgo cầm máu cho con, 2 ngày sau gia đình vội đưa bé tới viện - 2

1. Vết thương lớn và sâu

Nếu vết thương lớn và sâu, không dễ cầm máu, bạn không nên sử dụng băng urgo. Thay vào đó, nên đến bệnh viện để lấy mảnh vỡ và khâu vết thương, nếu cần thiết có thể phải tiêm vắc-xin.Nên sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.

2. Vết thương nhỏ và sâu

Vết thương như vậy thường không dễ làm sạch và có thể chứa vật lạ bên trong, dễ gây nhiễm khuẩn, vì vậy không nên dùng urgo. Hon nữa băng urgo kém hấp thu nước, không có lợi cho việc tiết dịch tiết và mủ, có thể khiến vi khuẩn phát triển và nhân lên, gây nhiễm trùng.

3. Vết xước do động vật gây ra

Một vết thương do chó cắn hoặc mèo cào, rắn cắn,... không thể sử dụng băng urgo để ngăn chặn chất độc hoặc vi rút. Tốt nhất nên tới bệnh viện để tránh cho nọc độc hay vi rút gây bệnh lây lan trong vết thương.

4. Bỏng

Vết bỏng rộp khi bị vỡ và chảy nước không nên sử dụng băng urgo, nếu không sẽ dễ bị nhiễm trùng.

3 điều cần chú ý khi sử dụng băng urgo

1. Trước khi sử dụng

Kiểm tra xem có vết bẩn nào trong vết thương không. Nếu có dị vật, vết thương phải được làm sạch trước khi có thể gắn băng urgo.

2. Khi sử dụng

Đừng băng quá chặt, để tránh nhiễm trùng yếm khí hay hoại tử như trường hợp của bé gái Văn Văn.

3. Sau khi sử dụng

Cần cẩn thận bảo vệ vết thương và hạn chế vận động ở khu vực bị thương để vết thương mau lành nhất có thể. Đừng dùng tay bóp vết thương.

Sau 24 giờ, nếu phát hiện thấy những bất thường như sốt, đau không chịu nổi và sưng tấy, kiểm tra kịp thời, nếu vết thương bị đỏ, sưng hoặc rỉ nước, cần phải đến bệnh viện để khử trùng và điều trị nhiễm trùng. 

 

Tác giả bài viết: Minh Dương

Nguồn tin: Khám phá

 Từ khóa: quấn băng, nguy hiểm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây