Hà Tĩnh: Hành khách “đánh cược” tính mạng khi qua cầu Lộc Yên

Thứ sáu - 27/07/2018 09:30
Nhiền năm qua, cây cầu Lộc Yên (hay còn gọi cầu Đá Lậu), huyện Hương Khê, Hà Tĩnh đang trở thành nỗi ám ảnh của người dân mỗi khi đi qua bởi cầu đã xuống cấp nghiêm trọng, những miếng ván đã bị mục gãy tạo thành “hố tử thần” lớn.

Người dân địa phương cho biết, họ không nhớ hoặc không biết rõ cầu Lộc Yên được xây dựng chính xác là năm nào mà chỉ biết, cầu được xây từ thời Pháp thuộc. Đây là cây cầu nằm trên Quốc lộ 15 nối liền giữa xã Lộc Yên và với Thị trấn Hương Khê. Đồng thời, cầu Lộc Yên cũng là công trình giao thông giúp 5 xã Lộc Yên, ương Đô, Phúc Trạch… thông thương với bên ngoài.

Sau nhiều năm sử dụng, đến nay, cây cầu có hàng chục năm tuổi này xuống cấp trầm trọng khiến hàng nghìn hộ dân mỗi khi đi qua đây đều phải thót tim. Theo quan sát, kết cấu cùng các bộ phận nối của cầu đã hư hỏng nặng. mấy năm nay người dân qua lại đây điều trong tình trạng nơm nớp lo âu. Trong mấy tháng trở lại đây cây cầu dường như không thể sử dụng được.
 

Cầu Lộc Yên bị hư hỏng nặng


Vị trí cầu Lộc Yên được xây dựng ngay cạnh đường sắt, là cầu dàn thép, gồm 3 nhịp với chiều rộng 5 m, kết cấu dầm ngang và tấm lát mặt cầu bằng gỗ, hệ thống cầu được xây dựng đã lâu nên hệ thống lan can đã hoen rỉ nghiêm trọng, hành lang cầu được làm bằng những tấm bê tông ghép lại đã xuống cấp, đứt gãy. Dầm ngang và một số tấm lát ở các khoang đã mục nát, chỉ cần một tác động vào đó tưởng chừng như nó vỡ vụn ra thành mùn hết.

Để tránh tình trạng mất an toàn ở hai đầu chân cầu đơn vị quản lý đã làm rào chắn chỉ cho phương tiện xe gắn máy và người đi bộ qua lại mà thôi, vì cầu đã xuất hiện những tấm ván mục gãy tạo thành hố sâu lớn chết người. Không chỉ riêng rào chắn ngay hố sâu họ đã phải tạo chướng ngại vật bằng những chiếc lốp ô tô chặn đứng giữa cầu.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này ông Nguyễn Văn Hưng – Chủ tịch UBND xã Lộc Yên cho biết, cây cầu này tồn tại đã lâu đời nay, là cây bắc qua dòng sông Tiêm, nhằm phục vụ nhu cầu đi lại cả nghìn người dân cả Lộc Yên và các vùng lân cận.

Trước đây, cầu Lộc Yên do đường sắt quản lý, năm 2016 đã chuyển sang cho Sở Giao thông vận tải quản lý. Việc cầu xây dựng đã lâu cũng như lưu lượng người qua lại lớn, thời tiết khắc nghiệt dẫn đến cây cầu đã xuống cấp nghiêm trọng, hiện tại nó chỉ phục vụ được người đi xe máy, xe đạp và đi bộ, chẳng hiểu vì sao cầu hư lâu như vậy rồi mà vẫn chưa được sửa chữa, vị Chủ tịch chia sẻ.

Bày tỏ nỗi lo của mình ông Hưng cho biết, cây cầu Lộc Yên hư hỏng gây ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu đi lại của bà con nhân dân, nhất là khi thời tiết mưa lớn kéo dài khiến cho cầu tràn bị ngập nặng, người dân chúng tôi muốn ra UBND huyện cũng phải đi đường vòng xa hơn cả chục cây số. Điều đó đã gây ách tắc, ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân, đặc biệt là trong mùa mưa lũ. Địa phương mong muốn các ban, ngành quan tâm, xem xét bố trí các nguồn vốn đầu tư để xây dựng mới cây cầu phục vụ việc đi lại của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Được biết Hương Khê được xem “rốn lũ” của tỉnh Hà Tĩnh nên việc xây dựng, tu sửa nhưng cây cầu là vẫn đề hết sức cần thiết nhất là mùa mưa bão sắp tới để không ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân. Người dân nơi đây vẫn luôn sống trong nỗi âu lo, thấp thỏm mỗi khi đi qua cây cầu này. Thực trạng trên đã gióng lên hồi chuông báo động về sự an toàn tính mạng của người dân khi cây cầu đang tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Trong khi đó theo ông Nguyễn Văn Mai – Trưởng phòng Quản lý giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này đã trình lên xin ý kiến của cấp trên để khắc phục sửa chữa, đây là vấn đề hết sức cấp thiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người dân, nhất là vào ban đêm khi mà tầm nhìn bị hạn chế, rất nguy hiểm.

Theo ông Mai, Tổng cục đường bộ Việt Nam đã đồng ý phê duyệt tu sửa đột xuất cầu Lộc Yên vào quý 3 năm 2018 với số vốn dự kiến ban đầu 1,5 -2,5 tỷ đồng.

“Chúng tôi cũng lo lắng vì mỗi ngày cầu càng hư hỏng nặng hơn. Hiện nay dầm ngang và tấm lát mặt cầu bằng gỗ một số khoang đã bị mục, gãy, đà nẹp bong bật bu lông làm cho tấm lát mặt cầu bị bấp bênh mặt cầu nguy cơ bị sập gãy bất cứ lúc nào. Việc chậm sửa chưa cầu Lộc Yên ngày nào là nguy hiểm ngày đó”, ông Mai giải thích.

Diễm Phước
Theo Báo Đời sống & Tiêu dùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây