(Bài 3) Nước sông La đổi màu do lòng hồ!: Câu chuyện còn nhiều tranh cãi

Thứ ba - 14/07/2020 05:53
Nguyên nhân gây nên hiện tượng nước sông La đổi màu bất thường từ năm 2019, là do khu vực đáy lòng hồ Ngàn Trươi có thành phần sắt (Fe) sa khoáng và xác thực vật đang phân hủy. Đây là ý kiến kết luận của ông Đặng Ngọc Sơn Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Thủ phạm chính là lòng hồ Ngàn Trươi

Chiều 8/7, tại Kỳ họp 15 HĐND tỉnh khóa XVII, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn đã có báo cáo, trả lời về nội dung cử tri huyện Đức Thọ phản ánh thời gian qua nguồn nước kênh chính Ngàn Trươi đổ về kênh đào Linh Cảm ra sông La đổi màu bất thường gây hoang mang, lo lắng trong nhân dân.

Theo ông Sơn: “Hiện đã xác định được nguyên nhân là do khu vực đáy lòng hồ Ngàn Trươi có thành phần sắt sa khoáng, xác thực vật đang phân hủy. Nước tầng đáy có chứa nhiều hợp chất hữu cơ, thành phần sắt 2, khi xả vào đập dâng Vũ Quang nước được hòa tan với nhiều ô xy nên đã chuyển từ sắt 2 sang sắt 3 hydroxit và 1 số muối sắt 3, hầu hết không tan, có màu cam đỏ, nâu xỉn, phần còn lại là các muối phức tan trong nước”.

Báo cáo nêu, thời gian gần đây, nước tuyến kênh Ngàn Trươi vẫn có màu nâu đỏ nhưng nhạt hơn thời điểm trước đó. Kết quả quan trắc theo mạng lưới định kỳ quý II/2020 tại 3 vị trí trên sông La: Cầu Linh Cảm, cầu Thọ Tường, thượng lưu sông Cả cho thấy, các thông số đều nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép theo quy chuẩn quốc gia, chất lượng nước mặt tuy nhiên phải áp dụng biện pháp xử lý phù hợp.

T20200071401 1
 Sông La ngày xưa...
 
T20200071401 2
 Sông La hiện nay...
 
Riêng chỉ số sắt 3 ở cả 3 vị trí lấy mẫu đều cho kết quả chỉ số vượt hạn nhưng không đáng kể. Để đảm bảo chất lượng nguồn nước trong quá trình sử dụng đặc biệt là nước sinh hoạt, Sở TN-MT đã có văn bản đề nghị UBND huyện Đức Thọ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, tăng trường các biện pháp xử lý khử sắt trong nước, thau rửa hệ thống lọc, kiểm soát chất lượng nước đầu ra nhằm đảm bảo cấp nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn Bộ Y tế quy định.

Tiếp tục theo dõi chất lượng nguồn nước sông La, kịp thời báo cáo UBND tỉnh, sở TN-MT và các sở ngành quan liên quan nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra. Đồng thời, giao sở NN-PTNT kiểm tra chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị: Ban Quản lý đầu tư xây dựng thủy lợi 4 (Bộ NN-PTNT); BQL đầu tư xây dựng công trình NN-PTNT tỉnh; Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Hà Tĩnh thực hiện điều tiết xả nước đập dâng Vũ Quang và hồ Ngàn Trươi hợp lý, theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Trước đó, bắt đầu từ trung tuần tháng 5/2019, nước tại đập dâng Ngàn Trươi - Cẩm Trang (huyện Vũ Quang) bắt đầu xuất hiện hiện tượng chuyển màu nâu đỏ, bốc mùi hôi thối kéo dài. Ngay sau đó, các Bộ ngành Trung ương phối hợp tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo cơ quan chức năng, mời các nhà khoa học vào cuộc điều tra nguyên nhân. Kết quả quan trắc mẫu nước thời điểm đó cho thấy, có nhiều điểm thông số Fe, Amoni, CO, COD vượt ngưỡng.

Đã có nhiều tranh cãi về thủ phạm gây ra hiện tượng nước chuyển màu, trong đó, tập trung vào 3 nguồn chính: Lòng hồ Ngàn Trươi; công ty chế biến gỗ MDF Thanh Thành Đạt và Nhà máy quặng sắt Vũ Quang (nhánh Khe Trươi).

“Thi công thu dọn lòng hồ chưa đến nơi đến chốn”

Đó là câu trả lời chất vấn của ông Đặng Ngọc Sơn trong công bố trong Kỳ họp 15 HĐND tỉnh vừa qua, để tìm hiểu người dân nơi chịu ảnh hưởng tại huyện Vũ Quang.

Theo ý kiến của hầu hết người dân được khảo sát, hầu hết họ khẳng định lòng hồ không có mỏ sắt nằm dưới đó cả, mà nguyên nhân chính chỉ có đơn vị thi công thu dọn lòng hồ không sạch bởi cây cối, rác rưởi, các công trình vệ sinh, nhà cửa chuồng lợn, trâu, bò nhà vệ sinh… nên mới tạo thành màu nước đỏ đục như vậy. “Ngoài ra dưới lòng hồ còn có vài ba nơi có mỏ vàng chứ sắt có cũng không ăn thua”, anh Lê Viết Quảng, khối 1, thị trấn Vũ Quang nói.
T20200071401 3
 Dân làng mong muốn cơ quan chức năng sớm có kết luận khách quan về hiện tượng màu nước sông La đổi màu.

Đồng quan điểm, anh Lê Hồng Thái phân tích, từ thời Pháp thuộc các nhà khoa học đã khảo sát, thăm dò các mỏ khoảng sản rồi. Bây giờ nếu nói do sắt dưới lòng hồ khiến nước đổi màu thì phải xem lại trách nhiệm đơn vị khảo sát, thăm dò địa chất trước khi đầu tư hàng ngàn tỷ để xây dựng nên công trình quốc gia này. “Nếu đổ cho dưới (lòng hồ) có sắt, biết có mỏ sắt dưới đó tại sao vẫn làm (dự án)”, anh Thái nhấn mạnh.

Người dân này còn khẳng định, nguyên nhân khiến lòng hồ ô nhiễm là do con người: “Dự án có gói làm sạch lòng hồ nhưng theo dân ước tính kế hoạch phải thu dọn hàng chục lần thì may ra họ chỉ dọn được 2-3 lần (?)”.

Cũng theo ông Thái, cách đây 2 năm, nhận thấy nước máy (bơm từ đập dâng Ngàn Trươi lên xử lý) có mùi hôi tanh, vã lại nước bên nhà máy xử lý cấp cũng không thể sử dụng được nên gia đình anh Thái đi quyên góp tiền cùng mấy hộ dân trong khối phố đầu tư 8 triệu đồng nối đường ống dẫn nước trực tiếp từ khe Trùa trên núi cao về sử dụng. Khi nguồn nước đập dâng chuyển màu bất thường, hầu hết người dân trong khối 1 không sử dụng nước máy nữa mà chuyển sang dùng nước giếng đào, giếng.

Còn nữa.
Theo Anh Bình thoivietbao.vn


Link gốc: http://www.thoivietbao.vn/bai-3-nuoc-song-la-doi-mau-do-long-ho-cau-chuyen-con-nhieu-tranh-cai-d142217.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây