Dân chiếm đất, chính quyền bó tay
Theo những thông tin từ các cơ quan chức năng thì những năm gần đây ở Hà Tĩnh việc hàng trăm hecta đất rừng bị người dân chiếm đoạt, xâm hại, tự ý vào sẻ phát chiếm dụng trái phép mà không có sự xử phạt nghiêm minh nào từ chính quyền địa phương. Đặc biệt ở tiểu khu 192 số diện tích bị chiếm đoạt lên đến hàng trăm hecta, dù mảnh đất này trước đó người dân được giao mà không nhận.
Căn cứ biên bản bàn giao đất, giao rừng ngoài thực địa cho Công ty TNHH MTV Cao su Hương Khê Hà Tĩnh tại khoảnh 5,7,8 và 11, tiểu khu 192 trên địa bàn xã Hòa Hải huyện Hương Khê của đoàn bàn giao (Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, UBND huyện Hương Khê và UBND xã Hòa Hải) lập ngày 12/11/1012.
Sau khi hoàn thiện các thủ tục pháp lí và thực hiện đóng nộp đầy đủ các vào ngân sách các khoản tiền đền bù tài sản trên đất theo quyết định số: 1035/QĐ- UBND ngày 9/4/1012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh và hổ trợ tiền quản lí bảo vệ rừng cho UBND xã Hòa Hải theo phương án thống nhất giữa công ty và xã Hòa Hải. Bên cạnh đó công ty cũng đã phối hợp với các ngành, địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến, công khai phương án trồng cao su để người dân biết và kiểm tra, giám sát việc thực hiện việc thực hiện dự án trên diện tích được giao.
Công ty đã tiến hành cho máy vào thực hiện việc mở đường khai hoang trồng cây, nhưng đều bị người dân ngăn cản. Dù đã được tuyên truyền và vận động nhưng số dân ra ngăn cản càng ngày càng đông. UBND xã cùng với công ty đã tổ chức cuộc đối thoại với nhân dân xóm 11 xã Hòa Hải để tuyên truyền, giải thích cho nhân dân về chủ trương trồng cao su và hành vi xâm chiếm , sẻ phát rừng trái phép của các hộ dân là vi phạm pháp luật, tuy nhiên các hộ dân đều không đồng tình để công ty TNHH MTV cao su Hương Khê Hà Tĩnh trồng cao su trên tiểu khu 192. Sự việc này khiến công ty thiệt hại rất lớn về tiền bạc, công sức còn công nhân thì không thể làm việc.
Về phía Công ty dù đã thực hiện việc bồi thường, hổ trợ giải phòng mặt bằng, nộp vào ngân sách nhà nước trên 3,4 tỉ đồng, trong đó vào ngân sách xã trên 1,6 tỉ đồng, nhưng vẫn không thể vào khai hoang để thực hiện việc trồng cây cao su trên vùng đất mà mình đã thuê.
Ngày 3/7/2013, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Đình Sơn đã đi khảo sát thực tế nắm tình hình và làm việc với lãnh đạo xã Hòa Hải (từ thôn trưởng trở lên). Ông cũng nêu rõ nguyên nhân chủ yếu là do sự non yếu của các cấp chính quyền địa phương, ngành chuyên môn. Ông còn cho biết, việc để người dân ngang nhiên lấn chiếm đất, rừng trái pháp luật, vi phạm Luật đất đai, Luật bảo vệ rừng nhưng không kịp thời xử lý theo đúng quy định, thiếu biện pháp đồng bộ, hiệu lực thấp làm tình hình thêm phức tạp; sự phối hợp giữa các ngành, chính quyền địa phương và doanh nghiệp chưa tốt, nhất là chính quyền địa phương và doanh nghiệp trong giải quyết các vướng mắc phát sinh. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp còn yếu kém, tồn tại kéo dài.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn, xã Hòa Hải cũng như các cơ quan ban ngành có liên quan cũng đã tổ chức rất nhiều cuộc họp bàn, đối thoại nhưng vẫn chưa có kết quả đồng thuận, thống nhất.
Vấn đề này đã kéo dài từ rất lâu, dù Công ty đã có nhiều văn bản đến các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lí nhưng vấn đề vẫn chưa được một cơ quan chức năng nào đứng ra giải quyết hiệu quả. Nghiêm trọng hơn là người dân đã ồ ạt kéo nhau lên sẻ phát, xâm lấn với diện tích lớn, ước tính khoảng 250ha để trồng keo.
Khốn đốn vì dân
Trong lúc chờ giải pháp đồng bộ, Công ty TNHH MTV cao su Hương Khê đã chấp nhận hỗ trợ bằng tiền mặt với diện tích mà các hộ dân đã tự ý xâm lấn, sẻ phát, trồng keo trên diện tích mà công ty đã được UBND tỉnh cho thuê; hỗ trợ 50% kinh phí thuê tư vấn lập hồ sơ, thủ tục cấp quyền sử dụng đất cho các hộ dân… phát sinh lên đến hàng tỷ đồng.
Cùng với đó, Công ty cam kết ưu tiên sử dụng lao động tại địa bàn; làm đường giao thông tuyến đường nối liền từ khoảnh 8 vào khoảnh 9,10; lồng ghép các dự án đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Ngoài ra công ty còn cam kết sẽ lồng ghép các dự án đầu tư cùng phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn (các công trình giao thông, kiến trúc). Tất cả chỉ để đổi lại việc thi công khai hoang, trồng cao su trên diện tích 153,4 héc-ta, tại TK 192 (nằm ngoài diện tích mà các hộ dân đã sẻ phát, lấn chiếm), lo việc làm cho 134 công nhân ở Nông trường Hương Long (trong đó có nhiều công nhân là người dân trong vùng) cùng hàng chục vạn cây cao su giống đã quá lứa.
Giải pháp trước mắt
Vấn đề này cần được tỉnh và các cấp có hướng giải quyết một cách nhanh chóng và đồng bộ, không để cho sự việc càng kéo dài càng phức tạp khó giải quyết. Bên cạnh đó giúp cho công ty có thể thực hiện được dự án một cách thuận lợi, tránh những thất thoát không đáng có.
Bên cạnh đó cần có những biện pháp mạnh với những người dám ngang nhiên coi thường pháp luật, tự ý chiếm đoạt, xâm chiếm đất rừng. Xử lí nghiêm minh chính quyền địa phương nương tay với những việc làm sai trái dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng không đáng có.
Rất mong các cơ quan chức năng sớm giải quyết dứt điểm để trả lại mặt bằng cho CT TNHH MTV Cao su Hương Khê để công ty triển khai thực hiện trồng cao su.
Theo Trí Thức - Diễm Phước (báo Đời sống và Tiêu dùng)
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn