Tại sao muỗi lại chích người này nhưng không chích người khác?

Thứ hai - 27/08/2018 14:21
Một số người rất hiếm khi bị muỗi chích, trong khi nhiều người khác lại thường xuyên là đối tượng hàng đầu bị tấn công bởi các loài muỗi. Tại sao lại như vậy?

Trong thế giới tự nhiên, có ít hơn 3.000 loài muỗi chuyên chính người. Còn lại phần đông các loài muỗi khác kiếm ăn từ các nguồn khác nhau như thực vật. Trong số các loài muỗi chích người, có các loài như Aedes aegypti và Anopheles gambiae lây truyền bệnh cho con người, như virus zika, lây ký sinh trùng hay bệnh sốt rét.

Nhưng muỗi không phải gặp ai cũng chích và hút máu, chúng cũng biết ‘phân biệt đối xử’ và chỉ hút máu ở một số người nhất định. Do đó, thực tế chúng ta có thể thấy rằng, một số người ăn mặc kín đáo nhưng vẫn bị muỗi chích, nhiều người khác dù ăn mặc hở hang vẫn ít khi bị rắc rối với muỗi.

Tại sao muỗi lại chích người này nhưng không chích người khác? - 1

Tại sao muỗi lại chích người này nhiều hơn người khác? Có sự khác biệt nào giữa chúng ta dẫn đến sự thay đổi về tỷ lệ bị muỗi chích?

Nhiều lý do phỏng đoán được đặt ra cho việc này, có thể do sự khác nhau về nhóm máu, loại da, mùi mồ hôi hay thức ăn mà từng người ăn vào (chứa nhiều tỏi, ớt hay nhiều thịt, cá), dẫn đến tỷ lệ muỗi chích khác nhau giữa từng người.

Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm biết được hành vi của muỗi và cách chúng lựa chọn ‘nạn nhân’ để chích. Những nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm soát bệnh dịch được lây truyền từ muỗi sang người.

Theo đó, tất cả các loài muỗi đều căn cứ vào lượng CO2 để làm chỉ báo cho vật thể mà chúng cần chích. Nhưng CO2 có mặt khắp nơi trong không khí, nên chúng phải dùng đến axit lactic. Đây là một chất hấp dẫn hơn carbon dioxit và có nhiều trong mùi cơ thể của người hơn so với các loài động vật khác.

Các hợp chất khác như amoniac, một số axit cacboxylic, acetone và sulcatone cũng giúp bổ sung mùi hương đặc trưng của từng người. Nhưng nếu đây là lý do, thì chúng ta cũng sẽ trở thành bữa tối ngon lành cho các loài khác như chim, bò và thằn lằn. Bằng chứng rõ ràng nhất là sự biến đổi của hệ sinh ký sinh vật trên da chúng ta.

Những loài vi sinh vật này chủ yếu là các vi khuẩn không gây bệnh và nấm sống trên da của con người tại các lỗ chân lông hay nang lông. Chúng tạo ra mùi và phát ra dưới dạng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi chính là yếu tố quan trọng nhất để muỗi xác định được người đó ‘thơm ngon’ đến mức nào.

Hệ vi sinh vật này không dễ truyền nhận qua mỗi người chỉ với hành động tiếp xúc. Ước tính có khoảng 1 triệu cá thể vi khuẩn sống trên mỗi cm vuông da của chúng ta, đến từ hàng trăm loài khác nhau. Nói cho dễ hiểu, muỗi không chọn người chích dựa trên cơ thể của người đó, mà dựa trên thành phần của vi sinh vật sống trên da của mỗi người.

Sự phát triển đa dạng của vi khuẩn và vi sinh vật sống ở da tạo ra mỗi mùi khác biệt cho từng người, khiến bộ phận khứu giác siêu nhạy của muỗi cái có thể nhận dạng được từ xa và xác định rõ đâu là đối tượng cần phải chích.

Thành phần của vi sinh vật trên da phụ thuộc vào môi trường sống của từng người, nơi chúng ta sinh sống và những gì chúng ta ăn vào. Tất cả mọi thứ chúng ta ăn hay chạm vào đều có khả năng đem một hay một số loài vi khuẩn mới đến sống trên da. Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng đến mức độ ít hay nhiều số lượng vi khuẩn sống trên da.

Các yếu tố di truyền như sự sản xuất protein kiểm soát quá trình tạo da hay sự đổ mồ hôi, những điều này xác định việc tạo ra môi trường thuận tiện cho vi khuẩn sinh sống. Vi khuẩn kết hợp với mồ hôi tạo ra từng mùi khác nhau và thu hút muỗi. Như vậy để tránh thu hút muỗi, chúng ta cần thay đổi chế độ ăn uống để thay đổi tỷ lệ sản xuất mồ hôi và vi khuẩn ký sinh.

 

Tác giả bài viết: Quang Niên

Nguồn tin: Khám phá

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây