Đề xuất chính sách với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn
- Chủ nhật - 20/04/2025 11:51
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bộ Nội vụ đề nghị UBND cấp tỉnh nghiên cứu đề xuất chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố để Chính phủ xem xét, quyết định.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng ký công văn gửi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về chính sách với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố.
Bộ Nội vụ cho hay, tại Kết luận 137 về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đưa ra chủ trương "kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã".
Theo Bộ Nội vụ, hiện người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính ở cấp xã nghỉ trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền được hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định số 29/2023 của Chính phủ quy định về chính sách tinh giản biên chế.
Tuy nhiên, do phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố hiện nay không cao, nên mức trợ cấp đối với với các nhóm này dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính ở cấp xã còn thấp.
Vì vậy, để tạo điều kiện giải quyết chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố nghỉ ngay theo Kết luận số 137, Bộ Nội vụ đề nghị UBND cấp tỉnh nghiên cứu đề xuất chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố và gửi về Bộ Nội vụ để Bộ Nội vụ tổng hợp trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Trước đó, ngày 15/4, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Ban Chỉ đạo của Chính phủ), ký Công văn số 03 gửi các Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND tỉnh, thành phố về định hướng một số nhiệm vụ trong sắp xếp đơn vị hành chính.
Ban Chỉ đạo của Chính phủ dự kiến kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay kể từ ngày 1/8.
Giao chính quyền địa phương xem xét, có thể sắp xếp, bố trí người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố và thực hiện chế độ, chính sách đối với các trường hợp không bố trí công tác theo quy định.
Theo Bộ Nội vụ, tính đến hết năm 2021 cả nước có 436.617 người hoạt động không chuyên trách tại xã, thôn, tổ dân phố. Thời gian qua, số lượng tăng thêm 7.418 người.
Như vậy, ước tính cả nước có hơn 444.000 người hoạt động không chuyên trách.
Người hoạt động không chuyên trách gồm những ai?
Nghị định số 33/2023 của Chính phủ quy định số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã, gồm: loại 1 là 14 người; loại 2 là 12 người; loại 3 là 10 người.
UBND cấp tỉnh căn cứ số lượng đơn vị hành chính cấp xã có quy mô dân số, diện tích tự nhiên lớn hơn so với tiêu chuẩn quy định tại nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính để tính số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tăng thêm.
Một số chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã gồm: Văn phòng Đảng ủy; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy; Thường trực Khối vận; Tuyên giáo; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam; Chủ tịch Hội Người cao tuổi; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ; Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự...
Về người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, nghị định 33 quy định có không quá 3 chức danh (gồm bí thư chi bộ, trưởng thôn hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban công tác mặt trận) được hưởng phụ cấp hằng tháng.
Theo Nghị định 29/2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế, đối tượng tinh giản biên chế là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghỉ trong thời gian 12 tháng kể khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền thì được hưởng trợ cấp như sau:
Với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố giữ các chức danh bầu cử: cứ mỗi tháng nghỉ trước so với thời điểm kết thúc nhiệm kỳ thì được hưởng trợ cấp bằng 1/2 mức phụ cấp hàng tháng hiện hưởng.
Riêng đối tượng có thời điểm nghỉ hưu trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp thì số tháng được hưởng trợ cấp được tính bằng số tháng nghỉ trước so với thời điểm nghỉ hưu.
Với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố giữ các chức danh không do bầu cử: cứ mỗi tháng nghỉ trước so với thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp được hưởng trợ cấp bằng 1/2 mức phụ cấp hàng tháng hiện hưởng.
Riêng đối tượng có thời điểm nghỉ hưu trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp thì số tháng được hưởng trợ cấp được tính bằng số tháng nghỉ trước so với thời điểm nghỉ hưu.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng. (Ảnh: Trọng Quỳnh)
Bộ Nội vụ cho hay, tại Kết luận 137 về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đưa ra chủ trương "kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã".
Theo Bộ Nội vụ, hiện người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính ở cấp xã nghỉ trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền được hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định số 29/2023 của Chính phủ quy định về chính sách tinh giản biên chế.
Tuy nhiên, do phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố hiện nay không cao, nên mức trợ cấp đối với với các nhóm này dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính ở cấp xã còn thấp.
Vì vậy, để tạo điều kiện giải quyết chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố nghỉ ngay theo Kết luận số 137, Bộ Nội vụ đề nghị UBND cấp tỉnh nghiên cứu đề xuất chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố và gửi về Bộ Nội vụ để Bộ Nội vụ tổng hợp trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Trước đó, ngày 15/4, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Ban Chỉ đạo của Chính phủ), ký Công văn số 03 gửi các Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND tỉnh, thành phố về định hướng một số nhiệm vụ trong sắp xếp đơn vị hành chính.
Ban Chỉ đạo của Chính phủ dự kiến kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay kể từ ngày 1/8.
Giao chính quyền địa phương xem xét, có thể sắp xếp, bố trí người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố và thực hiện chế độ, chính sách đối với các trường hợp không bố trí công tác theo quy định.
Theo Bộ Nội vụ, tính đến hết năm 2021 cả nước có 436.617 người hoạt động không chuyên trách tại xã, thôn, tổ dân phố. Thời gian qua, số lượng tăng thêm 7.418 người.
Như vậy, ước tính cả nước có hơn 444.000 người hoạt động không chuyên trách.
Người hoạt động không chuyên trách gồm những ai?
Nghị định số 33/2023 của Chính phủ quy định số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã, gồm: loại 1 là 14 người; loại 2 là 12 người; loại 3 là 10 người.
UBND cấp tỉnh căn cứ số lượng đơn vị hành chính cấp xã có quy mô dân số, diện tích tự nhiên lớn hơn so với tiêu chuẩn quy định tại nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính để tính số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tăng thêm.
Một số chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã gồm: Văn phòng Đảng ủy; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy; Thường trực Khối vận; Tuyên giáo; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam; Chủ tịch Hội Người cao tuổi; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ; Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự...
Về người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, nghị định 33 quy định có không quá 3 chức danh (gồm bí thư chi bộ, trưởng thôn hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban công tác mặt trận) được hưởng phụ cấp hằng tháng.
Theo Nghị định 29/2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế, đối tượng tinh giản biên chế là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghỉ trong thời gian 12 tháng kể khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền thì được hưởng trợ cấp như sau:
Với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố giữ các chức danh bầu cử: cứ mỗi tháng nghỉ trước so với thời điểm kết thúc nhiệm kỳ thì được hưởng trợ cấp bằng 1/2 mức phụ cấp hàng tháng hiện hưởng.
Riêng đối tượng có thời điểm nghỉ hưu trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp thì số tháng được hưởng trợ cấp được tính bằng số tháng nghỉ trước so với thời điểm nghỉ hưu.
Với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố giữ các chức danh không do bầu cử: cứ mỗi tháng nghỉ trước so với thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp được hưởng trợ cấp bằng 1/2 mức phụ cấp hàng tháng hiện hưởng.
Riêng đối tượng có thời điểm nghỉ hưu trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp thì số tháng được hưởng trợ cấp được tính bằng số tháng nghỉ trước so với thời điểm nghỉ hưu.
Anh Văn
Theo VTC News
Link gốc: Đề xuất chính sách với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn