Lo ngại phong trào “nằm thẳng” lan rộng ở nhiều nước châu Á
- Thứ ba - 13/05/2025 06:32
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Xu hướng “nằm yên” và “mặc kệ” đang lan rộng trong một bộ phận người trẻ ở một số nước tại châu Á.

(Ảnh minh họa: Getty Images)
Khi những người độc thân khao khát tìm bạn đời rơi vào bẫy lừa đảo mai mốiTrước tình trạng thất nghiệp gia tăng và chi phí sinh hoạt leo thang, nhiều thanh niên Trung Quốc đang quay lưng với văn hóa làm việc cật lực, lựa chọn lối sống buông xuôi với hai trào lưu "Tang Ping" (nằm yên) và "Bai Lan" (mặc kệ cho thối rữa, hay thờ ơ với thời cuộc).
Nếu phương Tây đang chứng kiến xu hướng "quiet quitting" (nghỉ việc trong im lặng), thì tại Trung Quốc, phong trào Bai Lan cho thấy thái độ buông xuôi trước những kỳ vọng xã hội và áp lực công việc khắc nghiệt. Người trẻ chọn "nằm yên", từ chối làm việc quá sức, chỉ lao động ở mức tối thiểu để sống qua ngày.
Theo truyền thông Trung Quốc, có nhiều nguyên nhân khiến những phong trào này lan rộng: Tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ từng chạm mốc kỷ lục 21,3% vào giữa năm 2023. Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi chậm, nhiều người mất niềm tin vào việc cố gắng vươn lên; Văn hóa làm việc 996, với thời gian làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày mỗi tuần khiến giới văn phòng kiệt sức, nhưng thu nhập vẫn không đủ để mua nhà, kết hôn hay cải thiện chất lượng sống; Chi phí sinh hoạt đắt đỏ, với giá nhà và sinh hoạt leo thang khiến ổn định tài chính trở nên xa vời với thế hệ trẻ; Thiếu cơ hội thăng tiến khi nhiều người tin rằng xuất thân vẫn là yếu tố quyết định thành công, khiến họ cảm thấy bị mắc kẹt trong hệ thống.

Một bộ phận người trẻ Trung Quốc có tư tưởng thờ ơ với thời cuộc (Ảnh minh họa: Jing)
Với nhiều người, Bai Lan và Tang Ping không chỉ là lối sống mà còn là một hình thức phản kháng im lặng trước kỳ vọng xã hội đặt nặng năng suất mà không mang lại giá trị tương xứng.
Chính phủ Trung Quốc coi Bai Lan và Tang Ping là mối đe dọa với tăng trưởng kinh tế và trật tự xã hội. Để ứng phó, Bắc Kinh đã triển khai hàng loạt biện pháp như: Tuyên truyền thúc đẩy tinh thần làm việc, tạo việc làm và cải cách giáo dục, khuyến khích thanh niên cống hiến…
Tuy nhiên, nhiều người trẻ cho rằng các chính sách hiện tại chưa chạm đến gốc rễ vấn đề, đó là sự mất niềm tin vào hệ thống và cảm giác bị bỏ lại phía sau.
Linh Quy
(Theo Business Standard /Vtv.vn)