6 bài học giáo dục quý như vàng được đúc kết từ những thầy cô giáo hàng đầu thế giới

Thứ bảy - 14/07/2018 05:13
Mỗi người có những quan điểm khác nhau trong việc giáo dục trẻ nhỏ, thậm chí những nhà tâm lý học và thầy giáo tên tuổi cũng có thể khác biệt. Nếu trường học tạo cơ hội cho trẻ nhỏ tự do phát triển, là một cá thể độc lập thì chúng sẽ phát triển tốt và vui vẻ hơn.

1. Hệ thống Montessori của Maria Montessori

Mariana Montessori là người phụ nữ đầu tiên ở Ý tốt nghiệp trường Y. Đây là nơi làm việc và tiếp xúc với nhiều bệnh nhân. Montessori được đề cử cho nhiều giải Nobel, đặc biệt phương pháp giáo dục của cô đang phổ biến ở nhiều đất nước.

 6 bai hoc giao duc quy nhu vang duoc duc ket tu nhung thay co giao hang dau the gioi hinh anh 1

Quan điểm của Maria Montessori:

- Một đứa trẻ xứng đáng được tôn trọng, vì vậy những yêu cầu nhẹ nhàng sẽ tốt hơn là mệnh lệnh.

- Đừng đánh giá trẻ con từ khía cạnh của bản thân, cố gắng đặt ở vị trí ngang hàng.

- Lựa chọn bàn và ghế phù hợp với chiều cao, tạo môi trường thoải mái.

- Đừng làm những việc mà trẻ con có thể tự làm.

- Tạo nhiều cơ hội để trẻ bộc lộ khả năng.

- Hãy để những đứa trẻ làm việc nhà.

- Đồ chơi làm tự nhiên thì tốt hơn đồ chơi nhựa.

2. Phương pháp Reggio của Loris Malaguzzi

Nhà tâm lý học người Ý Loris Malaguzzi nói rằng một đứa trẻ có thể nói được 100 ngôn ngữ, nghĩa là những đứa trẻ có thể nói những từ và bộc lộ suy nghĩ theo nhiều cách khác nhau thông qua vẽ, hát, trò chơi... Nhưng người lớn thường kiềm hãm 99 ngôn ngữ kia. Ba mẹ nên lắng nghe trẻ và dạy chúng cách sử dụng những ngôn ngữ còn lại trong đời sống hàng ngày.

 6 bai hoc giao duc quy nhu vang duoc duc ket tu nhung thay co giao hang dau the gioi hinh anh 2

Quan điểm của Malaguzzi:

- Không có câu trả lời sai, chỉ có quan điểm mỗi người khác nhau.

- Thay vì bảo rằng trẻ sai, hãy hỏi vì sao chúng lại suy nghĩ như vậy.

- Trước khi giải thích, hãy hỏi rằng liệu đứa trẻ đã biết điều này chưa. Nếu trẻ đã biết rồi, chúng sẽ mất tập trung và không lắng nghe. Đặt nhiều câu hỏi và yêu cầu những câu trả lời chi tiết.

- Hãy để đứa trẻ đưa ra lựa chọn của chính mình. Ví dụ, màu sắc áo, quần chúng muốn mặc.

3. Giáo dục Waldorf bởi Rudolf Steiner

Những trường học do Waldorf sáng lập ra lúc nào cũng đề cao khả năng tự tin ở bản thân, được tự do khám phá và bộc lộ khả năng sáng tạo. Ở đây không có bài kiểm tra và điểm số, tuy nhiên, chúng vẫn đậu những kỳ thi như những học sinh trường bình thường khác.

 6 bai hoc giao duc quy nhu vang duoc duc ket tu nhung thay co giao hang dau the gioi hinh anh 3

Quan điểm của Rudolf  Steiner:

- Không có quyển sách nào có thể dạy ba mẹ cách giao tiếp với con cái. Mỗi đứa trẻ đều độc nhất, vì vậy bố mẹ phải có những cách dạy phù hợp tùy vào khả năng của từng đứa.

- Những câu chuyện thú vị có thể dạy đứa trẻ tốt hơn những bài học nhàm chán trong sách.

- Trẻ nhỏ nên dành nhiều thời gian tham gia hoạt động bên ngoài, học cách quan sát, nhìn ngắm vẻ đẹp và sống hòa thuận với mọi người. 

- Những đồ chơi đơn giản như rubik bằng gỗ, có thể nâng cao trí tưởng tượng.

- Dạy trẻ những phép tắc đơn giản hằng ngày như chào hỏi, cách ăn uống…

4. Trường học Summerhill bởi Alexander Neill

Người Anh cho rằng trường học này đang có vấn đề. Học sinh được phép không đi học, thậm chí không có nghĩa vụ phải đến lớp. Trẻ nhỏ dành thời gian trung bình 3 tháng để làm những việc không có ý nghĩa và sau đó chúng lại phải quay trở lại trường học. Bên cạnh những môn học quen thuộc, tại Summerhill, học sinh có thể học Photoshop, trồng cây… và nhiều kỹ năng hữu ích khác.

 6 bai hoc giao duc quy nhu vang duoc duc ket tu nhung thay co giao hang dau the gioi hinh anh 4

Quan điểm  của Alexander Neill:

- Khi nói không với một đưa trẻ, đứa trẻ đó bắt đầu nói không với cuộc sống.

- Một đứa trẻ cứng đầu thường là những đứa không thể hòa hợp với bản thân cũng như thế giới bên ngoài.

- Ba mẹ của những “đứa trẻ cứng đầu” nên ngồi xuống một vài phút và thành thật trả lời những câu hỏi “Mình có ủng hộ con mình không?”,  “Mình có tin tưởng con mình không”

- Phải để trẻ có cuộc sống của chính mình, không phải cuộc sống của cha mẹ, hay thầy cô đã lập trình sẵn.

- Trẻ con không cần phải thích nghi với trường học, nhưng trường học thích nghi với học sinh.

- Mọi người cần tự do. Tự do và làm những thứ bạn muốn là hoàn toàn khác nhau.

5. Instrumentalism bởi John Dewey

 6 bai hoc giao duc quy nhu vang duoc duc ket tu nhung thay co giao hang dau the gioi hinh anh 5

Tại Mỹ, Dewey được coi như là cha đẻ của nền giáo dục cải tiến. Dewey tin rằng mục đích của trường học là giáo dục đứa trẻ tìm ra lối thoát trong bất cứ tình huống nào, bằng cách học thích nghi với môi trường. Đó chính là cách mà trẻ em nên được dạy những thứ hữu ích thay vì cung cấp những kiến thức trừu tượng từ sách.

Quan điểm của Dewey:

- Trẻ con nên chủ động hơn trong làm việc. Hành động sẽ dẫn đến kết quả.

- Đừng khiến đứa trẻ phải xấu hổ vì thất bại. Thất bại giúp bạn trở nên tốt hơn.

- Tất cả những phát minh khoa học đều được phát minh nhờ khả năng tưởng tượng.

6. Phương pháp Célestin Freinet

Freinet mở trường học riêng khi ở tuổi 24, ông giúp những đứa trẻ chậm phát triển. Trường học không có bất cứ sách hay bài tập về nhà, nhưng học sinh của ông ấy đạt được những thành công vang dội và được phát triển một cách toàn diện về giáo dục.

 6 bai hoc giao duc quy nhu vang duoc duc ket tu nhung thay co giao hang dau the gioi hinh anh 6

Quan điểm của Freinet:

- Những hoạt động dễ chịu nhất cũng có thể trở nên tra tấn nếu bắt buộc phải làm.

- Trẻ con càng sớm làm việc nhà, chúng càng trở nên tự tin hơn trong tương lai.

- Thay vì ngăn cấm và đưa ra những hình phạt vô lý, bố mẹ nên thỏa thuận với trẻ.


Theo Brightside

Nguồn tin: Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây