Ngày 7/3, thông tin từ VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) cho biết, qua chương trình khảo sát, đánh giá tình trạng một số loài thú lớn quan trọng tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ghi nhận các cá thể bò tót đi theo từng đàn.
Cụ thể, thông qua phương pháp cài đặt bẫy ảnh, nhóm nghiên cứu khoa học đã ghi nhận có khoảng 13 - 17 cá thể bò tót đang sinh sống tại các vùng sinh cảnh khác nhau ở khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bò tót có tên khoa học là Bos gaurus là động vật thuộc bộ Guốc chẵn (Artiodactyla), họ Trâu bò (Bovidae) có lông màu sẫm và kích thước lớn, sinh sống chủ yếu ở vùng đồi của Ấn Độ và Đông Nam Á. Chúng có thể sinh sống ở dạng hoang dã hay đã được con người thuần hóa. Nó còn có tên gọi khác là bò rừng Mã Lai hay bò rừng bizon Ấn Độ.
Hiện nay, bò tót được sách đỏ Việt Nam xếp mức độ đe dọa nguy cấp – (E); Sách đỏ IUCN xếp tình trạng bảo tồn ở mức sắp nguy cấp (VU).
Qua kết quả điều tra khẳng định số lượng cá thể Bò tót trong sinh cảnh của khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng là khá nhiều. Cùng với ghi nhận xuất hiện loài được nghi là Sao La (Pseudoryx nghetinhensis), chứng tỏ công tác quản lý bảo vệ động vật nguy cấp trong thời gian qua của BQL Vườn đã mang lại kết quả tích cực.
Tác giả bài viết: Tiến Thành
Nguồn tin: Dân trí
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn