Cơ quan chức năng nhận được nhiều thông tin tố giác Trần Thị Nhàn (32 tuổi, trú phường Đông Lương, TP Đông Hà) có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đó, Nhàn vay số tiền lớn, hứa trả lãi suất rất cao 6-12% mỗi tháng được phản ánh. Song đến tháng 8.2018, Nhàn có biểu hiện mất khả năng thanh toán, nhiều lần thất hứa việc trả lãi.
Với lý do cần tiền để đầu tư nhà đất, kinh doanh và đáo hạn ngân hàng, hứa trả lãi đầy đủ nên Nhàn đã vay được số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng. Bên cạnh đó, Nhàn còn huy động qua nhiều trung gian. Số tiền vỡ nợ ban đầu của Nhàn, ước tính gần 400 tỷ đồng.
Ngày 3.11, Công an Quảng Trị khởi tố, bắt tạm giam bốn tháng với Trần Thị Nhàn (32 tuổi, trú phường Đông Lương, TP Đông Hà) để làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bà trùm vỡ nợ 120 tỷ
Cách đây không lâu trường hợp tuyên bố vỡ nợ của Hoàng Thị Khanh (57 tuổi, Yên Phong, Bắc Ninh) khiến cho nhiều gia đình điêu tàn. Khanh là người chuyên đứng ra vay nợ lãi của các hộ dân trên địa bàn.
Bằng chiêu thức hứa trả lãi suất cao lên tới 20% và trả lãi đầy đủ trong 1 vài tháng đầu Khanh đã lấy được niềm tin của rất nhiều người. Từ cho vay ít thì số tiền vay ngày càng nhiều lên và lên tới 120 tỷ đồng.
Giấy bà Khanh xác nhận vay nợ 3 tỷ đồng. Ảnh : CAND
Nhiều gia đình đã cầm cố nhà cửa, sổ đó, mang hết số tiền tích cóp bao năm cho thị vay và ngày 5.8.2018 Khanh tuyên bố vỡ nợ.
Qua xác minh, bước đầu, Công an huyện Yên Phong xác định có có hơn 300 hộ đã cho bà Khanh vay tiền, ít nhất khoảng vài chục triệu, cao nhất khoảng 5 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Tôn, Chủ tịch UBND xã Tam Đa, huyện Yên Phong trao đổi với báo chí cho biết sáng 21.8, ông Trường (chồng bà Khanh) có gọi cho người nhà và công an báo có mấy người đang đến đòi nợ gia đình. Sau đó, người thân và lực lượng chức năng đến nhà ông Trường thì phát hiện ông này đã uống thuốc diệt cỏ tự tử nên đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Vỡ nợ hơn 55 tỷ của cán bộ huyện
Trước đó, tháng 11. 2017, nhiều gia đình ở Sơn La cũng lâm vào cảnh khốn cùng khi tin tưởng và giao cho Đào Thị Quy - Kế toán khối Đoàn thể kiêm kế toán Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Sốp Cộp vay.
Ngày 6.9.2017, bà Quy đã đến Công an huyện trình bày về việc trước đó có vay nợ số tiền lớn và hiện nay không có khả năng trả. Ảnh Dân trí
Theo cơ quan chức năng, từ tháng 12.2016, bà Đào Thị Quy huy động số tiền lớn của một số cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn hai huyện Sông Mã và Sốp Cộp. Quy đã vay tiền của 18 người, trong đó, trực tiếp vay tiền mặt của 17 người, mượn 1 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp vay tiền. Số tiền vay nhiều nhất là 14 tỷ đồng, ít nhất là 200 triệu đồng. Tổng số tiền 55 tỷ 800 triệu đồng.
Ngày 6.9.2017, thị đã đến Công an huyện trình bày về việc trước đó có vay nợ số tiền lớn và hiện nay không có khả năng trả.
Đại gia “phố biển” thành đại nợ trăm tỷ
Cũng vào năm 2017, người dân Nghệ An, Hà Tĩnh không khỏi hoang mang trước thông tin 2 nữ đại gia: Bà Trần Thị Oanh (SN 1974, xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc và bà Trần Thị Xuân (SN 1976, thị xã Cửa Lò, em ruột bà Oanh) tuyên bố vỡ nợ.
Rất nhiều chủ nợ thay phiên nhau túc trực tại nhà bà Oanh với hy vọng lấy lại được tiền đã cho vay. Ảnh: NĐT
Oanh và Xuân đã huy động vốn và cho vay lại để ăn lãi suất chênh lệch. Để tạo được lòng tin, trong các lần giao dịch vay mượn trước đó 2 chị em thị đã thanh toán tiền gốc và lãi rất sòng phẳng.
Sau khi tạo được niềm tin 2 thị đã huy động số tiền lên tới cả trăm tỷ đồng rồi tuyên bố vỡ nợ, bỏ trốn.
Nguồn tin: Dân Việt
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn