Trở về thôn Trà Lâm, xã Hiệp Cường, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên sau 1 ngày hay tin cô giáo Nghiêm Ngọc Hân đã mãi mãi ra đi, chúng tôi ai cũng nghẹn lại bởi ngay từ đầu làng đã thấy người ta khóc, thương và xót cho đôi vợ chồng trẻ giỏi giang, ngoan ngoãn. Những câu chuyện được kể về em, ai cũng nói cô giáo đẹp, hiền và giỏi lắm, chồng cô lại là chàng thượng úy trẻ - niềm tự hào không chỉ của gia đình mà còn của cả vùng quê nghèo đầy sỏi đá. Đau xót hơn khi mới cách đây ít hôm người dân trong vùng còn đang hân hoan chờ ngày báo hỉ của đôi vợ chồng trẻ thì tai nạn bất ngờ ập xuống.
Câu chuyện tình đẹp của Long với Hân còn được người dân kể lại trong niềm tiếc thương vô hạn bởi chàng là thượng úy hiện đang công tác tại Trung đoàn không quân 927, Sư đoàn 371 thuộc Quân chủng phòng không không quân, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Còn cô giáo Nghiêm Ngọc Hân là cô gái đã từng có một đời chồng với một cô con gái riêng 3 tuổi. Vượt lên khỏi những định kiến khi nhiều người cho là “không cân xứng”, chàng sĩ quan trẻ vẫn yêu tha thiết cô giáo làng để đi đến quyết định xây dựng tổ ấm. Vậy mà…
“Vợ mình đi thật rồi bạn ạ. Vợ đã bỏ bố con mình lại rồi, nhưng sao mình luôn có cảm giác cô ấy đang ở quanh đây, chỉ ngay đây rất gần mình thôi” – Long thủ thỉ, chuyện trò trong nỗi đau đớn như tưởng chừng có thể chết ngay được nhưng em vẫn cố giữ bình tĩnh như bản lĩnh đươc rèn rũa của người lính trước những khó khăn, thất bại. Nhìn thật kĩ và lâu trước di ảnh của Hân, Long vẫn bảo: “Vợ mình ra đi vội vàng quá. Ngày còn sống cô ấy chỉ mong đến ngày vợ chồng về báo hỉ với xóm giềng bởi trước đây mình mới chỉ kịp đi đăng kí kết hôn thôi chứ chưa được làm đám cưới”.
Nhìn con, bác Vũ Thị Nhường một tay đang ôm đứa cháu nội chưa đầy 3 tháng, một tay phải vịn vào thành ghế để không gục ngã. Phía góc nhà, bác Trịnh Văn Độ vừa kịp trở về sau đợt truyền hóa chất bởi căn bệnh ung thư xoang và lao phổi nặng đã hơn 1 năm nay. Không còn nước mắt để khóc con, giọng khản đặc, bác chỉ kịp run lên: “Chỉ tại bố mà các con chưa được làm đám cưới như người ta, giờ bố về nhà rồi đây con, mà sao con còn chưa kịp báo hỉ với bà con làng xóm đã đi rồi con ơi…”
“Hôm đó là 17/11, hai em nó chở nhau đi mua sắm mấy thứ chuẩn bị cho báo hỉ rồi va chạm với xe tải trên TP. Hưng Yên. Em được đưa vào bệnh viện Hưng Yên rồi chuyển Việt Đức cấp cứu, nằm viện tất cả được 11 ngày thì hôm qua em nó đi. Vội vàng theo xe của vợ về nhà, Long nó đã kịp thanh toán viện phí đâu với lại không có tiền mà trả, giờ hai chị đang tổng lại tiền viếng đám ma của em dâu để đưa cho Long mang lên trả viện phí”- Một người chị gái của Long ngậm ngùi kể.
Em sẽ sống sao khi mẹ không còn?
Để tham gia chia sẻ và cập nhật sự ủng hộ của bạn đọc Dân trí dành cho các hoàn cảnh nhân ái, mời các bạn tham gia vào Fanpage Nhân ái của báo Dân trí trên mạng xã hội Facebook.
Cứ thế câu chuyện của chúng tôi xen trong mùi khói hương nghi ngút, sự điềm tĩnh của Long, nước mắt của gia đình và cả tiếng khóc ngằn ngặt của bé Quang. Con còn nhỏ quá, cứ mở mắt tròn xoe nhìn quanh rồi lại khóc thét bởi không có mẹ. Nhìn di ảnh Hân, tôi lại nhớ lời của sư thầy Thích Diệu Minh –trụ trì chùa Nương Sơn, xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, Ninh Bình nơi quê nghèo sinh ra cô giáo trẻ: “Những ngày ở cõi trần, Hân nó sống thiện bao nhiêu khi thường xuyên xin thầy ra chùa dạy miễn phí cho các em học sinh lớp 7,8,9 thi vào 10 bởi nó luôn tâm sự với thầy nó sợ các em không thi được cấp 3 thì không làm được gì cả. Ở vùng quê nghèo này, có nhiều học sinh của Hân lắm, đứa nào cũng quý cô giáo cả, chúng nó chờ đến giờ của cô giáo Hân bởi cô dạy hay, dễ hiểu. Mới hôm trước Hân xin thầy về quê chồng 1 tuần … Vậy mà giờ em nó bỏ đi thật, nó không trở về chùa của thầy để dạy học nữa rồi”.
Cô giáo Hân đi thật, điều này không thể thay đổi. Trên ban thờ tấm di ảnh của người con gái trẻ đẹp như một sự ám ảnh, em ra đi khi còn chưa kịp tổ chức một đám cưới, chưa kịp dạy hết những bài đã soạn cho học sinh và còn chưa kịp cùng Long dựng xây một tổ ấm. Người ở lại là chàng sĩ quan trẻ với người bố mà sự sống hoàn toàn phụ thuộc vào những đợt truyền hóa chất, đứa con nhỏ 3 tháng tuổi khát sữa và khoản nợ không biết đến bao giờ mới trả được.
Hinh ảnh bé Quang được ghi nhận tại gia đình trước cái chết của cô giáo Hân 1 ngày.
Mẹ chết rồi, con biết bú ai
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn