Ảnh minh họa.
Trong báo cáo phân tích mới được cập nhật đối với CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã: VNM), Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết, nguyên nhân do biên lợi nhuận gộp giảm 3,4 điểm cơ bản do mức tăng giá đầu ra 5% chưa đủ bù đắp mức tăng giá nguyên vật liệu đầu vào ước tăng từ 20 - 25% và tác động của chi phí tài chính tăng 125%, tương đương 3,4% lợi nhuận sau thuế do chi phí sử dụng vốn tăng 72,6% và lỗ hoạt động tài chính tăng 6,43 lần so với cùng kỳ.
Báo cáo phân tích của BSC cũng đưa ra luận điểm đầu tư dành cho VNM, đó là sức mạnh từ nội tại doanh nghiệp đầu ngành sữa (khoảng 60% thị phần) – sở hữu tổng đàn dẫn đầu cả nước giúp VNM đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và năng lực tài chính lành mạnh.
Bên cạnh đó, biên lợi nhuận gộp năm 2023 được hỗ trợ 2,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ 2022 nhờ (1) Mức tăng giá bán từ 1 - 2% so với cùng kỳ và giá nguyên vật liệu có dấu hiệu hạ nhiệt về mức đầu năm 2021.
BSC kỳ vọng doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của VNM năm 2022 lần lượt đạt 60.727 tỷ đồng (giảm 0,3% so với năm trước) và 8.836 tỷ đồng (giảm 16%), tương đương EPS là 3.765 đồng và PE FW là 20,6 lần.
Kỳ vọng năm 2023: doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế ước tính lần lượt đạt 61.883 tỷ đồng (tăng 1,9% so với năm trước) và 10.354 tỷ đồng (tăng 17,8%), tương đương EPS FW 2023 là 4.411 đồng, P/E FW là 17,6 lần. Động lực tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu đến từ biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 40,6% (2022E) lên 43,6% (2023F) nhờ mức nền tăng giá sữa từ quý II/2022 và kỳ vọng giá nguyên liệu suy giảm trong 2023.
BSC khuyến nghị theo dõi đối với cổ phiếu VNM với giá 87.000 đồng/CP, upside 12% so với giá ngày 14/12/2022 với phương pháp DCF và P/E, với tỷ trọng là 50% - 50%.
Như Nguyệt
Theo KTĐU/ Hà Tĩnh News
Link:
Vinamilk (VNM): Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và năng lực tài chính lành mạnh (kinhtedouong.vn)