Mặc dù được xây dựng mới rất khang trang, hiện đại với vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng, thế nhưng suốt 8 năm nay, các công trình này đều bị bỏ hoang không sử dụng, khiến nhiều hạng mục bị hỏng, xuống cấp nghiêm trọng và trở thành nơi chăn thả bò.
Nơi chăn bò
Có mặt tại khu tái định cư thôn 1 Tân Phúc Thành, phường Kỳ Trinh, từ xa chúng tôi đã thấy cụm công trình cơ sở hạ tầng gồm trạm y tế, trường THCS, trụ sở UBND xã Kỳ Lợi tọa lạc trên khuôn viên rộng hàng ngàn mét vuông và đều được xây dựng hiện đại là những tòa nhà cao từ 1 đến hơn 3 tầng, có hệ thống cổng sắt, hàng rào bê tông bao bọc xung quanh… Thế nhưng, khi vào thực tế bên trong, các trụ sở đều bị bỏ hoang không sử dụng suốt 8 năm nay, hàng loạt hạng mục hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.
Cụ thể, tại Trạm y tế xã Kỳ Lợi (cao 2 tầng), bên ngoài cánh cổng sắt hoen gỉ đóng kín, bên trong là nhiều dãy phòng khám, điều trị với những cánh cửa gỗ đã bị hư, nền gạch, tường nhà bị bong tróc, nứt nẻ; khu vực nhà vệ sinh hôi hám, nhếch nhác; mái tôn khu vực nhà để xe bị tốc, xiêu vẹo; sân khuôn viên cỏ dại mọc um tùm với nhiều đống củi vứt ngổn ngang…
Liền kề đó, trụ sở hành chính UBND xã Kỳ Lợi (cao hơn 3 tầng) còn bi đát hơn. Nhiều năm nay, ở đây đã trở thành nơi chăn thả, trú ngụ và phóng uế bừa bãi của những đàn bò; hệ thống cổng sắt phía trước đã gãy; hàng loạt cánh cửa gỗ ở nhiều dãy phòng bị mối mọt ăn mục rời khỏi khung và nằm lăn lóc phía dưới nền nhà; cửa kính, cửa chắn gió bị rạn vỡ văng khắp nơi; phía trên trần và tường nhà bị bong rộp, sụp đổ xuống từng mảng lớn, nền gạch lát hoa bị sụp lún, nứt nẻ, xung quanh vương vãi gạch ngói, mảnh thủy tinh vỡ vụn.
Tại khu nhà hội trường, trần nhà bị dột nước sập thủng từng mảng lớn; nhiều chiếc quạt trần muốn rớt bất cứ lúc nào; hàng chục bộ cánh cửa gỗ bị mối mọt; nền gạch lát hoa nham nhở nhiều bãi phân bò... Trong khuôn viên trụ sở cỏ dại mọc um tùm, phía trước cổng nhiều đường dây điện được treo tạm bợ lên các cọc tre xiêu vẹo, sà xuống đất trông rất nguy hiểm… Cạnh đó, Trường THCS Kỳ Lợi được xây dựng khang trang (cao 2 tầng) với 8 phòng học do không sử dụng nên cũng đã bị hư hỏng, xuống cấp.
Bà T. (65 tuổi, ở thôn 1 Tân Phúc Thành) cho biết, thời gian đầu khi mới hoàn thành trụ sở xã Kỳ Lợi, trạm y tế thì vào ngày thứ tư hàng tuần vẫn thấy có người đến trực và làm việc, nhưng mấy năm nay không còn ai đến đây làm việc nữa. Trong đó, riêng trụ sở trường học cấp 2 thì không có học sinh học, sau đó cho công nhân làm việc ở Khu kinh tế Vũng Áng thuê ở được một thời gian. Khi công nhân rời đi, lại bỏ hoang, hư hỏng đến nay. Năm 2017, một trận bão lớn ở Kỳ Anh càng khiến nhiều hạng mục của các cơ sở này bị hư hỏng…
Do vướng mắc di dời dân
Ông Trần Văn Lâm, Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Lợi, cho biết năm 2010 tỉnh Hà Tĩnh có chủ trương xây dựng trụ sở hành chính, trường học, trạm y tế của xã Kỳ Lợi mới ở khu tái định cư thuộc địa bàn phường Kỳ Trinh. Kinh phí thực hiện dự án lên đến hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành, do vẫn vướng mắc chưa di dời hết người dân lên khu tái định cư nên cán bộ xã vẫn phải làm việc ở trụ sở hành chính cũ mà chưa đến trụ sở hành chính mới. Trụ sở mới này bỏ không cho đến nay.
Theo ông Lâm, trạm y tế xã không sử dụng là do nhu cầu khám chữa bệnh không có, người dân chưa tập trung lên khu tái định cư đông, vì vậy trạm y tế này chủ yếu chỉ làm công tác dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tiêm phòng, tiêm chủng cho người dân, còn khi bị bệnh, người dân hầu như đi bệnh viện... Công trình trường cấp 2 được xây dựng với hơn 3 tỷ đồng, nhưng sau đó do học sinh cấp 2 chuyển về học ở Kỳ Trinh nên trường này bỏ hoang. Hiện nay, để tu sửa lại cần khoảng 2 tỷ đồng, trong khi đó ngân sách của xã không có vì xã đang gặp khó khăn.
Theo một lãnh đạo UBND thị xã Kỳ Anh, hiện nay, địa phương đang cố gắng vận động, tuyên truyền để sớm di chuyển được toàn bộ hộ dân lên ở khu tái định cư, đến lúc đó sẽ sử dụng hết công năng các trụ sở mới này. Tuy nhiên, do các trụ sở mới đang bị xuống cấp, hư hỏng nên để chuyển về đó làm việc sẽ phải sửa sang và phải mất kinh phí đáng kể…
Nơi chăn bò
Có mặt tại khu tái định cư thôn 1 Tân Phúc Thành, phường Kỳ Trinh, từ xa chúng tôi đã thấy cụm công trình cơ sở hạ tầng gồm trạm y tế, trường THCS, trụ sở UBND xã Kỳ Lợi tọa lạc trên khuôn viên rộng hàng ngàn mét vuông và đều được xây dựng hiện đại là những tòa nhà cao từ 1 đến hơn 3 tầng, có hệ thống cổng sắt, hàng rào bê tông bao bọc xung quanh… Thế nhưng, khi vào thực tế bên trong, các trụ sở đều bị bỏ hoang không sử dụng suốt 8 năm nay, hàng loạt hạng mục hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.
Cụ thể, tại Trạm y tế xã Kỳ Lợi (cao 2 tầng), bên ngoài cánh cổng sắt hoen gỉ đóng kín, bên trong là nhiều dãy phòng khám, điều trị với những cánh cửa gỗ đã bị hư, nền gạch, tường nhà bị bong tróc, nứt nẻ; khu vực nhà vệ sinh hôi hám, nhếch nhác; mái tôn khu vực nhà để xe bị tốc, xiêu vẹo; sân khuôn viên cỏ dại mọc um tùm với nhiều đống củi vứt ngổn ngang…
Liền kề đó, trụ sở hành chính UBND xã Kỳ Lợi (cao hơn 3 tầng) còn bi đát hơn. Nhiều năm nay, ở đây đã trở thành nơi chăn thả, trú ngụ và phóng uế bừa bãi của những đàn bò; hệ thống cổng sắt phía trước đã gãy; hàng loạt cánh cửa gỗ ở nhiều dãy phòng bị mối mọt ăn mục rời khỏi khung và nằm lăn lóc phía dưới nền nhà; cửa kính, cửa chắn gió bị rạn vỡ văng khắp nơi; phía trên trần và tường nhà bị bong rộp, sụp đổ xuống từng mảng lớn, nền gạch lát hoa bị sụp lún, nứt nẻ, xung quanh vương vãi gạch ngói, mảnh thủy tinh vỡ vụn.
Tại khu nhà hội trường, trần nhà bị dột nước sập thủng từng mảng lớn; nhiều chiếc quạt trần muốn rớt bất cứ lúc nào; hàng chục bộ cánh cửa gỗ bị mối mọt; nền gạch lát hoa nham nhở nhiều bãi phân bò... Trong khuôn viên trụ sở cỏ dại mọc um tùm, phía trước cổng nhiều đường dây điện được treo tạm bợ lên các cọc tre xiêu vẹo, sà xuống đất trông rất nguy hiểm… Cạnh đó, Trường THCS Kỳ Lợi được xây dựng khang trang (cao 2 tầng) với 8 phòng học do không sử dụng nên cũng đã bị hư hỏng, xuống cấp.
Bà T. (65 tuổi, ở thôn 1 Tân Phúc Thành) cho biết, thời gian đầu khi mới hoàn thành trụ sở xã Kỳ Lợi, trạm y tế thì vào ngày thứ tư hàng tuần vẫn thấy có người đến trực và làm việc, nhưng mấy năm nay không còn ai đến đây làm việc nữa. Trong đó, riêng trụ sở trường học cấp 2 thì không có học sinh học, sau đó cho công nhân làm việc ở Khu kinh tế Vũng Áng thuê ở được một thời gian. Khi công nhân rời đi, lại bỏ hoang, hư hỏng đến nay. Năm 2017, một trận bão lớn ở Kỳ Anh càng khiến nhiều hạng mục của các cơ sở này bị hư hỏng…
Do vướng mắc di dời dân
Ông Trần Văn Lâm, Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Lợi, cho biết năm 2010 tỉnh Hà Tĩnh có chủ trương xây dựng trụ sở hành chính, trường học, trạm y tế của xã Kỳ Lợi mới ở khu tái định cư thuộc địa bàn phường Kỳ Trinh. Kinh phí thực hiện dự án lên đến hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành, do vẫn vướng mắc chưa di dời hết người dân lên khu tái định cư nên cán bộ xã vẫn phải làm việc ở trụ sở hành chính cũ mà chưa đến trụ sở hành chính mới. Trụ sở mới này bỏ không cho đến nay.
Theo ông Lâm, trạm y tế xã không sử dụng là do nhu cầu khám chữa bệnh không có, người dân chưa tập trung lên khu tái định cư đông, vì vậy trạm y tế này chủ yếu chỉ làm công tác dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tiêm phòng, tiêm chủng cho người dân, còn khi bị bệnh, người dân hầu như đi bệnh viện... Công trình trường cấp 2 được xây dựng với hơn 3 tỷ đồng, nhưng sau đó do học sinh cấp 2 chuyển về học ở Kỳ Trinh nên trường này bỏ hoang. Hiện nay, để tu sửa lại cần khoảng 2 tỷ đồng, trong khi đó ngân sách của xã không có vì xã đang gặp khó khăn.
Theo một lãnh đạo UBND thị xã Kỳ Anh, hiện nay, địa phương đang cố gắng vận động, tuyên truyền để sớm di chuyển được toàn bộ hộ dân lên ở khu tái định cư, đến lúc đó sẽ sử dụng hết công năng các trụ sở mới này. Tuy nhiên, do các trụ sở mới đang bị xuống cấp, hư hỏng nên để chuyển về đó làm việc sẽ phải sửa sang và phải mất kinh phí đáng kể…
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, tọa lạc tại xã Hương Bình được đầu tư gần 40 tỷ đồng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, phục vụ việc dạy và học. Mục tiêu để đảm bảo nhu cầu học nghề cho khoảng 600 học sinh là con em địa phương… Tuy nhiên, từ khi đưa vào hoạt động đến nay, số lượng học sinh đến đăng ký học không ngừng giảm. Năm 2014 có 130 em, năm 2015 có 110 em, năm 2016 có 86 em, và từ năm 2017 đến nay chỉ còn dưới 50 em theo học.
Cách xã Hương Bình khoảng 5-7km là Trường THPT Gia Phố ở thị trấn Hương Khê cũng được đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng khang trang, hiện đại; trong đó có 1 tòa nhà cao 3 tầng, 1 tòa nhà cao 2 tầng… Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay, trường này đã không còn sử dụng vào việc dạy học nữa và bỏ hoang khiến nhiều hạng mục bị hư hỏng xuống cấp gây lãng phí.
Cách xã Hương Bình khoảng 5-7km là Trường THPT Gia Phố ở thị trấn Hương Khê cũng được đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng khang trang, hiện đại; trong đó có 1 tòa nhà cao 3 tầng, 1 tòa nhà cao 2 tầng… Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay, trường này đã không còn sử dụng vào việc dạy học nữa và bỏ hoang khiến nhiều hạng mục bị hư hỏng xuống cấp gây lãng phí.