Trước đó, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) đã công nhận nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm chè Hồng Lộc, thời gian có hiệu lực trong 10 năm (có thể gia hạn thêm), do Hội Nông dân xã Hồng Lộc (huyện Lộc Hà) làm chủ sở hữu.
Theo giấy chứng nhận đăng ký, tại thời điểm ban đầu có 269 hộ/gần 1.000 hộ trồng chè ở xã Hồng Lộc thuộc diện được bảo hộ thương hiệu; sau này, nếu đủ điều kiện có thể bổ sung thêm.
Chè Hồng Lộc là cây trồng chủ lực, được trồng tại các vùng đồi núi trên địa bàn xã Hồng Lộc. Sản phẩm có chất lượng cao, hương vị đặc trưng riêng, nguồn cung khá dồi dào, có giá trị kinh tế và tinh thần đối với người dân nơi đây.
Việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm này sẽ góp phần xây dựng, quảng bá, phát triển và gìn giữ thương hiệu, nhất là đa dạng hóa các sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Qua đó, giúp người dân nâng cao thu nhập, xây dựng vùng sản xuất sinh thái bền vững cũng như phát triển sản phẩm có tiềm năng của địa phương.
DƯƠNG QUANG
Theo SGGP
Link gốc: https://www.sggp.org.vn/cong-bo-thuong-hieu-san-pham-che-hong-loc-777536.html