Theo quyết định mới, cảng biển Việt Nam có 296 bến cảng. Trong đó, ở phía Bắc, Quảng Ninh có 14 bến, Hải Phòng có 50 bến, Nam Định 3 bến, Thái Bình 2 bến, Thanh Hóa 10 bến, Nghệ An 7 bến, Hà Tĩnh có 6 bến, Quảng Bình 4 bến, Quảng Trị 2 bến, Thừa Thiên Huế 2 bến, Đà Nẵng 8 bến, Quảng Nam 3 bến, Quảng Ngãi 8 bến, Bình Định 4 bến, Phú Yên 1 bến, Khánh Hòa 17 bến, Ninh Thuận 3 bến, Bình Thuận 6 bến.
Công bố danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam
Tại khu vực phía Nam, cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu có 47 bến cảng, Bình Dương 1 bến, Đồng Nai 18 bến, TPpHCM 40 bến, Long An 3 bến, Tiền Giang 2 bến, Đồng Tháp 3 bến, Bến Tre 1 bến cảng, Vĩnh Long 3 bến, Cần Thơ 17 bến, Hậu Giang 2 bến, Sóc Trăng 1 bến, Trà Vinh 2 bến, An Giang 1 bến, Kiên Giang 4 bến và Cà Mau 1 bến.
Như vậy, quy định mới có những thay đổi về số lượng bến cảng ở nhiều khu vực. Trong đó, tại Hải Phòng không còn bến cảng Cơ khí Hạ Long và bến cảng Biên phòng. Theo quyết định này, tại TPHCM đã giảm 3 bến cảng so với trước, không còn các bến cảng: Tân Cảng; xi măng Holcim Hiệp Phước; Nhà máy đóng, sửa chữa tàu biển Ba Son.
Hai bến cảng là Bến cảng tổng hợp VIMC Hậu Giang và bến cảng chuyên dùng quốc tế Lee & Man thuộc về cảng biển Hậu Giang, thay vì cảng biển Cần Thơ như trước. Bến cảng Superdong Trần Đề - Sóc Trăng cũng thuộc khu vực cảng biển Sóc Trăng, thay vì Cần Thơ.
Tại quyết định này, một số bến cảng mới được bổ sung, bao gồm: bến cảng Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 (Khánh Hòa), bến cảng chuyên dùng Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2 và bến cảng thuộc Dự án Khu phát triển Gas & LNG và các loại hình phụ trợ lọc hoá dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa), bến cảng Quốc tế Trung Nam Cà Ná (Ninh Thuận), bến cảng tổng hợp - container Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi).
Theo Công lý