Hà Tĩnh: Xây dựng thương hiệu cho cây chè Kỳ Trung phát triển bền vững

Thứ hai - 12/11/2018 09:18
Để cây chè phát triển bền vững tạo thương hiệu đặc trưng riêng của vùng, chính quyền xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh đã mở các khóa tập huấn ứng dụng khoa học – kỷ thuật, xây dựng các vườn ươm cây giống, đưa các giống chè PH1, LDP2 vào trồng đại trà, bao tiêu toàn bộ sản phẩm chè búp tươi…

Nhờ đó, trong những năm qua thương hiệu chè nơi đây đã khẳng định được vị thế trên thị trường, tạo việc làm nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Kỳ Trung là xã miền núi của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), nơi có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sự phát triển của cây công nghiệp, cây ăn quả… Tuy nhiên, với địa hình đồi núi, đất đỏ, Đảng bộ, chính quyền địa phương đã xem cây Chè là loại cây phát triển chủ lực, tạo việc làm thường xuyên nâng cao thu nhập cho hàng trăm hộ dân.

Trong những năm qua, xã đã có các chính sách hỗ trợ cây giống, mở các khóa tấp huấn ứng dụng khoa học – kỹ thuật, xây dựng các vườn ươm cây giống và báo tiêu toàn bộ sản phẩm chè búp tươi và đưa các giống chè PH1, LDP2 vào trồng đại trà. Hiện nay, xã Kỳ Trung đã phát triển được hơn 200 ha cây chè nguyên liệu với 70% hộ gia đình tham gia trồng chè, sản lượng bình quân đạt từ 15 – 17 tấn/ha, số lượng chè tươi hàng năm ước tính đạt 1.200 tấn, thu nhập từ cây chè chiếm trên 60% tổng giá trị sản xuất của toàn xã. Ước tính thu nhập bình quân mỗi năm từ cây chè mang lại hơn 8 tỷ đồng.

Chị Nguyễn Thị Thu Hường, một hộ trồng chè Kỳ Trung cho biết: Những năm gần đây được sự hỗ trợ của nhà nước nên bà con nông dân chúng tôi yên tâm trồng chè. Riêng gia đình tôi trồng 18 sào, bình quân cho thu nhập ổn định từ 15 – 20 tân/năm, so với trồng gỗ nguyên liệu và trồng một số hoa màu khác, cây che vẫn mang lại giá trị cao nhất.

Để tạo bước phát triển bền vững cho thương hiệu chè có được vị thế trên thị trường, đặc biệt là sản phẩm chè sạch, xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ bà con phát triển, khuyến khích bà con nhân rộng diện tích cây chè, từng bước thay thế các giống chè cho năng xuất cao… phối hợp với xí nghiệp Chè 12/9 tổ chức tư vấn tập huấn kỷ thuật chăm sóc cây Chè đúng quy trình.

Ông Nguyễn Tiến Phúc – Giám đốc xí nghiệp Chè 12/9 cho biết: Chúng tôi luôn yêu cầu các hộ dân cẩn thận trong các khâu sản xuất, giữ vững các cam kết hai bên về tiêu thụ sản phẩm theo hướng ưu tiên chất lượng. Mỗi ngày xí nghiệp chế biến, sản xuất với công suất 13 tấn/ngày và bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân Kỳ Thượng, Kỳ Tây, Kỳ Trung…, xây dựng chương trình bảo tồn giống Chè cũ và đưa những giống mới năng suất, chất lượng cao vào trồng trên diện rộng.

Nhờ những chủ trương đúng đắn của chính quyền xã, huyện, cây Chè ở Kỳ Trung đã đem lại lợi ích kinh tế cho người dân, bình quân thu nhập của người dân nơi đây đạt 15 – 20 triệu đồng/ha, không chỉ góp phần về mặt kinh tế, cây Chè còn giúp phủ xanh đất đồi trọc, bảo vệ môi trường.

Ông Nguyễn Văn Dương – Chủ tịch UBND xã Kỳ Trung khẳng định: Với giá trị mang lại, cây Chè thực sự là cây xóa đói giảm nghèo của địa phương, chính vì thế xã Kỳ Trung xác định chè là cây kinh tế chủ lực trên đất đồi và là một trong những chương trình nông nghiệp trọng điểm.

Xác định được sự quan trọng và cần thiết của việc xây dựng thương hiệu đối với các sản phẩm chè, UBND xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu, xây dựng thương hiệu sản phẩm chè và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù còn nhiều khó khăn, song hy vọng với những gì đã và đang thực hiện, việc “đi tìm” thương hiệu cho sản phẩm chè Kỳ Trung sớm thành công, giúp cho cây chè ngày càng phát triển và mở hướng làm giàu cho người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Nguyễn Nghị
Theo Báo Đời sống & Tiêu dùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây