Hà Tĩnh: Nhiều bất cập trong công tác đào tạo nghề ngắn hạn

Chủ nhật - 29/11/2020 07:10
Chiều 28/11, thông tin từ Sở LĐ-TB&XH, dù đã thực hiện nhiều giải pháp nhưng giai đoạn 2017- 2020, Hà Tĩnh mới chỉ đào tạo nghề ngắn hạn đạt 41% so với mục tiêu đề ra.
T2020112904 2
Đào tạo nghề nấu ăn

Theo đó, sau gần 4 năm thực hiện Nghị quyết số 56/2017/NQ- HĐND ngày 15/7/2017 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo nghề dưới 3 tháng giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn nhiều bất cập và chưa đạt mục tiêu đề ra. Cụ thể giai đoạn 2017- 2020, Hà Tĩnh chỉ mới đào tạo nghề ngắn hạn cho 22.131 trên tổng số 53.570 người, đạt hơn 41% so với mục tiêu được đưa ra tại Nghị quyết số 56/2017/NQ- HĐND ngày 15/7/2017 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh.

Ông Phan Văn Sâm, Phó Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp - Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc công tác đào tạo nghề ngắn hạn chưa đạt kế hoạch đề ra là do hàng năm việc điều tra khảo sát nhu cầu học nghề chưa được thực hiện thường xuyên dẫn đến việc xây dựng kế hoạch ở một số địa phương chưa sát thực tế.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền ở một số địa phương, các cơ sở đào tạo chưa được quan tâm đúng mức nội dung tuyên truyền chưa bám sát thực tế hoạt động của giáo dục nghề nghiệp và yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo.

Trong lúc đó thiết bị dạy nghề chủ yếu được đầu tư cho các nghề: Hàn, điện công nghiệp, may công nghiệp... nhưng số lao động nông thôn được đào tạo ở các nghề nói trên chiếm tỷ lệ thấp. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên biên chế tại các trung tâm thiếu đồng bộ giữa các chức năng, nhiệm vụ và còn thiếu giáo viên; trình độ tay nghề của một số giáo viên dạy nghề và trình độ sư phạm của người dạy nghề còn hạn chế...

Để khắc phục những khó khăn trong công tác đào tạo nghề ngắn hạn và hoàn thành chỉ tiêu đào tạo nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng), ông Phan Văn Sâm cho rằng, trong thời gian tới các cơ sở đào tạo và các địa phương cần tuyên truyền về vai trò của đào tạo nghề đối với tạo việc làm; tổ chức đào tạo theo phương thức đặt hàng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động...

Đồng thời, các cơ sở đào tạo nghề phải phát triển và nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo trình độ sơ cấp phù hợp với khả năng tiếp thu của người học và yêu cầu của thị trường lao động.
Theo  Nguyễn Ngọc Vượng Báo Dan sinh
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây