Tranh cãi bài toán lớp 2: Nhân hay chia trước

Thứ tư - 02/05/2018 11:19
Bài toán lớp 2 thực hiện phép tính "2x3:3=2x1=2" bị cô giáo gạch sai phép tính đang khiến nhiều giáo viên và phụ huynh tranh cãi.
Phụ huynh có tên Tran Vien đã đăng tải lên một diễn đàn về giáo dục với nội dung: "Nhờ các bạn giáo viên tiểu học, học sinh làm bài như thế này có sai không?".

Bài toán này đã thu hút nhiều người tham gia bình luận khiến cuộc tranh cãi vẫn đang diễn ra gay gắt. Câu hỏi như sau: "Tính: 2x3:3=?". Đáp án của học sinh là 2x3:3=2x1=2. Tuy nhiên, phép tính này bị cô giáo gạch sai và cho rằng phép tính đúng phải là 2x3:3=6:3=2.

Bài toán gây tranh cãi.

Theo cô giáo cũng như một số ý kiến cho rằng, thứ tự thực hiện tính giá trị của biểu thức (ở tiểu học) thì làm như học sinh trên là sai, phải thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.

Trong khi đó, giáo viên Phạm Phúc Thịnh cho rằng, kết quả phép toán học sinh làm không sai nhưng về trình tự thì sai.

Thầy lý giải, khi thực hiện phép toán ở tiểu học người ta quy định như sau:

- Nếu chỉ có cộng và trừ hoặc nhân và chia thì thực hiện theo trình tự từ trái sang phải.

- Nếu chỉ có nhân và chia thì có thể thực hiện chia trước nhân sau (nếu có thể chia hết). Nhưng để tránh sai sót, người ta thường thực hiện theo trình tự từ trái sang phải.

- Nếu có đủ cộng trừ nhân chia thì thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau.

- Nếu có dấu ngoặc thì thực hiện trong ngoặc trước.

Để dễ hiểu vì sao cách làm học sinh là sai, lâý ví dụ minh họa như sau: tính 3:3x2. Nếu làm như học sinh, kết quả sẽ là 1/2, trong khi kết quả đúng phải là 2.

Riêng bài này, cô giáo phải chấp nhận kết quả học sinh làm là đúng (dù không hợp lý). Nhưng cô giáo cần nhận xét là "Em cần thực hiện đúng trình tự phép toán để đảm bảo tính chính xác trong các bài toán tương tự.

Theo thầy Phúc Thịnh, vấn đề của bài toán là ở chỗ cô giáo ghi chữ sai là không hợp lý vì với bài toán cụ thể thuộc dạng axb:c thì về bản chất là phép nhân axbx1/c. Tuy nhiên, phép nhân có tính giao hoán nên làm cách nào cũng đúng (a x b)x 1/c hoặc (a x1/c)xb hoặc a x (b x 1/c) với điều kiện ax1/c hoặc bx1/c phải có kết quả là số tự nhiên.


Theo Tào Nga Khám phá

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây