Nhà máy xi măng có vốn đầu tư nghìn tỷ đồng, được động thổ khởi công tháng 2.2015. Đến nay, người dân phải sống sát những “bức tường đất” cao hàng chục mét, vẫn lo lắng về một tương lai bấp bênh vì chưa rõ mình có thuộc diện giải phóng mặt bằng (GPMB) hay không?
Lo sợ biến đổi môi trường sống
Một dự án đặt tại vùng quê nghèo như xã Bài Sơn chắc chắn sẽ làm thay đổi bộ mặt của địa phương. Thế nhưng, những thay đổi theo chiều hướng tích cực hay tác động tiêu cực đến đời sống, người dân sở tại chưa thể mường tượng hết được. Ông Nguyễn Văn Hiệp – Bí thư Chi bộ xóm Đô Sơn cho hay: “Nhà máy Xi măng Sông Lam đặt tại địa phương cũng có cái lợi, nhưng cũng có nhiều ảnh hưởng đến đời sống của người dân”. Điều lo ngại đầu tiên của người dân Bài Sơn là tình trạng ô nhiễm môi trường vì khói bụi. Nhà ông Hiệp ở ngay ngã ba đường gần công trường nhà máy nên hiểu rõ điều này nhất. Từ khi Nhà máy Xi măng Sông Lam (trước đây là Nhà máy Xi măng Đô Lương) được khởi động xây dựng lại, đất bụi từ công trường, trên các tuyến đường liên thôn bụi mù, vây kín nhà dân.
Ông Hiệp cho biết, sau khi có phản ánh của người dân, lãnh đạo nhà máy đã cho xe tưới nước trên đường để giảm bụi. Nhưng với các hộ dân ở sát công trường xây dựng thì không có cách nào tránh khỏi bụi bẩn.
Còn ông Nguyễn Quang Giáp – Trưởng xóm Đô Sơn xác nhận với phóng viên đã nhận được nhiều phản ánh của người dân về tình trạng ô nhiễm từ công trường xây dựng Nhà máy Xi măng Sông Lam.
Ông Giáp cho biết: “Như các anh thấy, nhà máy xây dựng trên cao, cứ có một cơn gió là cả khu nhà của người dân ở phía dưới bụi mù mịt. Nhưng điều đáng ngại hơn là số lượng công nhân xây dựng nhà máy thì đông nhưng lại không có khu vực xử lý rác thải riêng”.
Chính vì vậy, nước thải từ sinh hoạt của công nhân xây dựng nhà máy đổ thẳng xuống đập Đá Bàn, nơi cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho 6 xóm của xã Bài Sơn. Lãnh đạo xã Bài Sơn cho biết, sau khi có ý kiến của người dân, phía nhà máy xây bể chứa, chặn dòng nước thải cho đổ trực tiếp vào bể. Tuy nhiên, bể chứa nước thải cũng chưa có biện pháp xử lý môi trường, chỉ để lắng lại rồi lại đổ ra đập. Thêm một con đập dân sinh nữa cũng sẽ phải chịu ảnh hưởng khi Nhà máy Xi măng Sông Lam đi vào hoạt động, đó là đập Năm Khe. Ông Nguyễn Quang Giáp cho biết: “Đập Năm Khe nằm ở khu vực lấy nguyên liệu đất sét phục vụ hoạt động của nhà máy. Người dân lo ngại cả con đập này cũng sẽ bị tác động khi nhà máy khai thác nguyên liệu”.
Mong được… giải tỏa
Giữa những lo lắng, thắc mắc của người dân, Trưởng xóm Đô Sơn Nguyễn Quang Giáp cho rằng việc những hộ dân sống gần nhà máy không biết có thuộc diện được giải tỏa hay không đang là vấn đề gây bức xúc nhất. Dự án Nhà máy Xi măng Đô Lương trước đây đã thực hiện GPMB một số hộ dân ở ngay sát nhà máy. Còn hiện nay, nhà máy mới được khởi động lại thì chưa đề cập đến vấn đề này.
Ông Giáp cho hay: Hiện mới có 2 hộ dân có hướng được giải tỏa, nhưng phía nhà máy không lấy hết đất mà chỉ đưa ra hướng GPMB một nửa. Trong khi người dân mong muốn được di dời ra xa khu vực nhà máy. Khi người dân chưa biết được di dời hay không, phía nhà máy cũng không có cam kết sẽ ngăn được việc nước mưa có tràn vào nhà dân hay không. Điều này khiến người dân bức xúc.
“Từ xóm, xã cho đến huyện giờ có suy nghĩ, nhà máy chỉ làm việc với tỉnh. Có những nội dung họ không báo cho xã mà làm việc thẳng với tỉnh, có một số nội dung họ làm rồi mới báo cáo” - ông Nguyễn Quang Giáp thở dài.
Gia đình ông Thái Ngô Quang (60 tuổi) ở xóm Đô Sơn hiện là hộ dân sống gần công trường xây dựng nhà máy nhất. Mốc ranh giới xây dựng Nhà máy Xi măng Sông Lam sát ngay nhà, thế nhưng, ông Quang cũng chưa biết rõ gia đình mình có thuộc diện được di dời, GPMB hay không.
Chỉ cho phóng viên những đống đất đổ sát vườn nhà, ông Quang bảo đợt vừa rồi có mưa, nước không thoát được chảy ngược vào phía nhà ông. Ông Quang lên xã kêu thì nhận được câu trả lời không đủ thẩm quyền giải quyết.
Tại kỳ họp HĐND huyện Đô Lương vừa qua, kiến nghị của các hộ dân ở sát công trường nhà máy tiếp tục nhận được phản hồi rằng phải chờ ý kiến của tỉnh. Cực chẳng đã, ông Quang cho biết đã cùng một số hộ dân trong xóm gửi đơn lên UBND tỉnh Nghệ An để mong được giải đáp.
Tổng mức đầu tư lên tới 12.600 tỷ đồng
|
Kiến nghị xử lý 3 vấn đề nóng
|
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn